Xây dựng các đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các trường đại học (ĐH) xuất sắc.
Thông báo kết luận nêu rõ, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với việc đẩy mạnh thực hiện tự chủ ĐH một cách toàn diện. Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế theo nhiều hướng, phát huy cao tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở đào tạo trong việc thu hút, hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chất lượng để đào tạo ĐH và sau ĐH; tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo nước ngoài đầu tư theo hình thức phù hợp tại Việt Nam để đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Thủ tướng yêu cầu cần tập trung đầu tư xây dựng hai ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để sớm phát triển hai ĐH này thành các cơ sở giáo dục ĐH xuất sắc, hàng đầu của Việt Nam, từng bước vươn lên đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Đồng thời với việc Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư, hai ĐH Quốc gia cần phát huy mạnh mẽ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm để huy động, thu hút hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế, phục vụ tích cực cho mục tiêu phát triển, đồng thời chủ động giao và cho phép các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các đề án đổi mới cơ chế hoạt động, tự chủ tài chính theo các chủ trương và quy định về tự chủ và đổi mới cơ chế hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Giai đoạn những năm tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung xây dựng các trường hiện có: Trường ĐH Việt - Đức, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Trường ĐH Việt - Nhật hướng đến mục tiêu xây dựng thành các trường ĐH đẳng cấp quốc tế của Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, cần phát huy mạnh mẽ tính chủ động của Việt Nam, không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án vốn vay ODA xây dựng Trường ĐH Việt - Đức và Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội, đồng thời khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị, đưa vào kế hoạch tài khóa năm tới đàm phán vốn vay ưu đãi ODA do Nhật Bản tài trợ để xây dựng Trường ĐH Việt - Nhật. Không tiếp tục mở rộng thành lập mới thêm trường ĐH xuất sắc theo hình thức hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện, sát thực về mô hình quản lý, hoạt động của Trường ĐH Việt – Đức và Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội để có đề xuất cụ thể những công việc cần phải làm cùng với hướng giải quyết khả thi nhằm tiếp tục chỉ đạo và triển khai thực hiện các dự án này có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đề ra, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam theo hướng: Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đảm nhận việc quản lý nhà nước đối với các trường; giao việc quản lý trực tiếp các trường này cho ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; sớm sửa đổi, bổ sung quy chế, cơ chế tài chính đặc thù và các quy định pháp lý cần thiết khác liên quan cho phù hợp thực tiễn Việt Nam, đáp ứng mục tiêu phát triển của các trường và tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ hiệu quả của các đối tác nước ngoài và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 9 năm 2015.
Nguồn: Phan Hiển, chinhphu.vn
Các bài viết khác
- 10 trường đại học tốt nhất thế giới 2015(03/08/2015)
- Học sinh Trần Đại Nghĩa đạt giải nghiên cứu khoa học quốc tế(05/07/2015)
- Việt Nam thuộc top 10 nước đào tạo kỹ sư nhiều nhất thế giới(05/07/2015)
- Việt Nam vô địch hạng mục xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-marathon(06/03/2015)
- 1.300 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài năm 2015(06/03/2015)
- HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÔN TUYỂN KHOÁNG TỪ NĂM 2009–2014 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA BỘ MÔN 5 NĂM TỚI(05/12/2014)
- Làm rõ trách nhiệm quản lý đào tạo nhân lực điện hạt nhân(05/08/2014)
- Công ty Carbon Việt Nam: Đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đúc(25/07/2014)
- Tuyển 1.200 ứng viên đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài(03/07/2014)
- 3 người Việt Nam lọt top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất 2014(27/06/2014)
- Thành lập Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước(30/05/2014)
- Chiến lược 6 ‘chữ R’ và ‘chữ R’ nào cho Việt Nam(18/03/2014)
- Hiền tài, nhân tài - Chìa khóa vàng để phát triển bền vững(14/02/2014)
- Rosatom hỗ trợ kiến thức cho sinh viên ngành điện hạt nhân Việt Nam(25/12/2013)
- Đào tạo kỹ sư thực hành chất lượng cao theo mô hình Kosen - Nhật Bản(09/12/2013)
Ý kiến đánh giá