VSA kiến nghị loại bỏ nhiều dự án thép để giảm áp lực cung-cầu
Trước áp lực cung đã vượt gấp đôi cầu gây ra cạnh tranh ngày càng gay gắt, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) mới đây đã kiến nghị các bộ ngành liên quan thu hồi 11 dự án thép chưa triển khai và 16 dự án thép khác không khả thi hoặc không tuân thủ về công nghệ sản xuất.
Trao đổi với TBKTSG Online hôm nay (3-10), ông Đỗ Duy Thái, Phó Chủ tịch VSA, cho rằng hiện nay công suất thép xây dựng cả nước đã lên đến 11 triệu tấn, trong khi đó tiêu thụ chỉ trên 5 triệu tấn, tức cung đã vượt gấp đôi cầu. Do đó, việc xem xét cắt giảm dự án thép không phù hợp quy hoạch, công nghệ lạc hậu là việc cần làm ngay.
“Cung gấp đôi cầu nên hiệp hội thép muốn kiến nghị theo hướng hạn chế, loại bỏ bớt dự án thép không phù hợp. Thông thường cung chỉ hơn cầu tối đa 30% nhưng ở Việt Nam cung thép đã gấp đôi cầu là sự bất hợp lý. Các nước khác cũng chỉ kiểm soát cung vượt cầu khoảng 20 -30% để ngành thép còn phát triển,” ông Thái cho hay.
Hiện nay, theo ước tính của VSA, có 28 trong số 42 dự án đã đăng ký thực hiện giai đoạn 2013 – 2025 ít khả thi do chưa tuân thủ đầy đủ các quy định quy hoạch ngành thép, quy định về quá trình cấp phép đầu tư.
Sự đầu tư tràn lan trong ngành thép những năm gần đây đẩy chính ngành thép vào tính thế càng lúc càng khó khăn, cạnh tranh gay gắt khi công suất của nhiều loại như phôi, thép xây dựng, thép tấm cán nguội, ống thép, tôn mạ và sơn phủ màu đến nay đều đã vượt nhu cầu từ 1,5 đến 2 lần, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cả nước trong năm 2015 dự báo gần 6 triệu tấn, nhưng công suất thép xây dựng của các nhà máy trên cả nước hiện lên đến 11 triệu tấn. Không chỉ có thép xây dựng, tình trạng cung vượt từ 1,5 đến 2 lần nhu cầu sử dụng cũng xảy ra đối các nhà sản xuất phôi thép, tôn mạ và tôn phủ màu. Cụ thể công suất phôi thép là 10 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ 5,5 triệu tấn/năm, công suất tôn mạ và sơn phủ màu đạt 2,5 triệu tấn/năm nhưng tiêu thụ chỉ khoảng 1,3 triệu tấn/năm.
Trao đổi với TBKTSG Online mới đây, chuyên gia ngành thép Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết nguyên nhân chủ yếu của tình trạng cung vượt cầu là do trước đây nhiều địa phương chạy đua cấp phép dự án thép tràn lan, không tuân theo quy hoạch ngành thép.
Ông Cường cho biết trước đây hiệp hội thép đã nhiều lần kiến nghị các bộ ngành, địa phương nên kiểm soát, không nên chấp thuận bừa bãi các dự án thép sẽ gây ra mất cân đối cung cầu. Đầu tư ồ ạt đến độ mất cân đối cung cầu cũng là sự lãng phí về mặt đầu tư xã hội.
Hậu quả của tình trạng cung vượt cầu đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trong vài năm gần đây phải rút khỏi các dự án thép bởi tiềm lực tài chính yếu, công nghệ thấp nên giá thành cao, khó cạnh tranh. Chỉ có một số doanh nghiệp lớn, đủ tiềm lực vốn và đầu tư công nghệ cao hơn nên chất lượng tốt hơn, xuất khẩu được là có thể trụ lại. Cũng có doanh nghiệp thép bắt đầu kêu lỗ, dẹp bỏ sản xuất, đặc biệt khu vực phía Bắc do cạnh tranh khốc liệt hơn nên số nhà máy thép bị đóng cửa nhiều hơn.
Trước đây, trong một văn bản gởi Bộ Công Thương cuối năm 2014, Hiệp hội Thép Việt Nam đã từng kiến nghị bộ này cần tăng cường rà soát các dự án thép nhằm loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, tránh đầu tư tràn lan gây mất cân đối cung cầu thị trường thép trong nước.
Các bài viết khác
- Chết yểu vì nhiệt điện: Việt Nam đi trái chiều thế giới(20/10/2015)
- TP. Hồ Chí Minh: Điểm sáng tiên phong trong phát triển KH&CN(10/10/2015)
- Báo Khoa học và Phát triển tường thuật trực tuyến cuộc gặp giữa Thủ tướng với các nhà khoa học trẻ(13/09/2015)
- Chàng trai Việt chế tạo thành công phi thuyền vào không gian(13/09/2015)
- Thúc đẩy hoạt động liên quan đến năng lượng sạch(04/09/2015)
- Chỉ khởi công nhiệt điện đốt than khi có phương án xử lý tro xỉ(28/08/2015)
- Nghiên cứu cơ chế và giải pháp tăng cường hội nhập hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)(28/08/2015)
- Tôn vinh trí thức KHCN tiêu biểu(27/08/2015)
- Những hóa thạch trăm triệu năm được lưu giữ ở Việt Nam(21/08/2015)
- Xây viện công nghệ cao 1.100 tỉ đồng trong trường đại học(21/08/2015)
- Xây viện công nghệ cao 1.100 tỉ đồng trong trường đại học(21/08/2015)
- Nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng(17/08/2015)
- Ký hợp đồng thực hiện gói thầu số 20 thuộc Dự án khai thác mở rộng và nâng công suất khu mỏ - tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai(13/08/2015)
- Phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam(13/08/2015)
- Thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực cho tăng trưởng bền vững tại Việt Nam(10/08/2015)
Ý kiến đánh giá