Cá biển chết hàng loạt: Xử lý nghiêm, bất kể là ai
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, nếu cá biển chết hàng loạt do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chủ động gây ra, thì phải xử lý nghiêm, không loại trừ bất kỳ trường hợp nào.
Sáng 24.4, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) kiểm tra tình hình cá biển chết hàng loạt. Ông Chỉ đạo Bộ Tài nguyên-Môi trường tiếp tục chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nguyên nhân cá chết trên cơ sở khách quan, khoa học. “Nếu do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chủ động gây ra, phải xử lý nghiêm theo pháp luật, không loại trừ bất kỳ trường hợp nào. Nếu thấy chưa đủ khả năng tìm ra nguyên nhân thì phải hợp tác quốc tế”, Phó thủ tướng nói.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu lãnh đạo Bộ Tài nguyên - Môi trường trả lời một loạt câu hỏi: Việc xác định được chất độc trong nước biển khiến cá chết hàng loạt là do có âm mưu phá hoại hay doanh nghiệp xả thải? Có phải thuê chuyên gia nước ngoài để làm rõ không? Hệ thống quan trắc môi trường ở 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa thiên- Huế đã đầy đủ chưa, độ chính xác ra sao, đã được nối mạng để cơ quan quản lý nhà nước giám sát chưa?.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, việc xác định độc tố, Bộ đang phối hợp với các chuyên gia để làm rõ nhưng do độc tố phát tán trên diện quá rộng nên rất khó khăn. Mỗi tỉnh hiện có một trạm quan trắc nhưng để xác định độc tố phát tán từ đâu cũng rất khó. Sắp tới, nếu không xác định được, Bộ sẽ phối hợp với mạng lưới môi trường biển quốc tế để truy tìm nguyên nhân.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn sớm tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ đối với các hộ dân bị thiệt hại do nước biển bị nhiễm độc; đồng thời yêu cầu Bộ này cần có các phương án hướng dẫn các hộ sản xuất, bà con ngư dân cũng như các hộ kinh doanh, dịch vụ trong việc phục hồi sản xuất.
Ông Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các địa phương sớm thống kê đầy đủ mức độ thiệt hại của các hộ sản xuất, chủ động chia sẻ, thăm hỏi, hỗ trợ gia đình khó khăn, hộ nghèo bị thiệt hại để người dân ổn định cuộc sống.
Nguồn: Khánh Hoan - Nguyên Dũng/thanhnhien.vn
Các bài viết khác
- Tuyên Quang: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm khai thác khoáng sản(15/04/2016)
- Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ hóa chất độc hại(05/04/2016)
- Nan giải khai thác than đi đôi với bảo vệ môi trường(21/03/2016)
- Kiểm tra nguy cơ mất an toàn bãi thải, hồ bùn thải trong khai thác khoáng sản(09/03/2016)
- Sẽ "trảm" doanh nghiệp vi phạm môi trường lần thứ ba(29/02/2016)
- TKV nỗ lực vì môi trường xanh(17/02/2016)
- Sơn La: Siết chặt công tác hoàn thổ môi trường sau khai thác khoáng sản(18/01/2016)
- Bình Định: Triển khai trồng rừng thay thế khi khai thác khoáng sản(18/12/2015)
- Khai thác khoáng sản: Vẫn buông lợi ích của dân(17/11/2015)
- Xử lý ô nhiễm thủy ngân bằng vỏ cam(12/11/2015)
- Công bố kết quả Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13(08/11/2015)
- Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất(20/10/2015)
- 7 nhiệm vụ quan trọng của công tác môi trường(09/10/2015)
- Năng lượng tái tạo – giải pháp tối ưu cho vấn đề năng lượng ở châu Á(29/09/2015)
- 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ mọi người cần biết(29/09/2015)
Ý kiến đánh giá