Chính sách khai thác tài nguyên thiếu công khai
Đó là ý kiến mà nhiều chuyên gia chỉ ra tại hội thảo “Quản lý đầu tư trong khai thác khoáng sản: Bất cập và khuyến nghị” cuối tuần qua tại Hà Nội.
Theo TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Chiến lược, Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản (TKV), bất cập lớn nhất là việc các chính sách được ban hành nhưng lại ít được công khai, thậm chí là... giữ bí mật. Công tác quy hoạch, chiến lược của ngành rất thấp, dù đã có tới hàng chục văn bản được ban ra.
“Có những quy hoạch Thủ tướng chưa phê duyệt, các bộ ngành còn đang lấy ý kiến thì đã vỡ, phải hủy rồi. Ví dụ, quy hoạch ngành than là quy hoạch lớn nhất trong khoáng sản, nhưng từ ngày thành lập đến nay, TKV thực hiện theo đúng một quy hoạch duy nhất là quy hoạch năm 2003, còn về sau đều là ý kiến điều chỉnh, không có một phê duyệt chính thức nào cả nên chất lượng quy hoạch rất kém”, ông Sơn nói và dẫn chứng, quy hoạch ngành than năm 2003 đã nói rất rõ là xuất khẩu than tối đa trong giai đoạn 2002 - 2005 là 2 triệu tấn, thế nhưng con số mà TKV xuất trong thời kỳ này lên đến gấp gần 10 lần và được giải thích là đi trước kế hoạch.
GS Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN lên tiếng về chuyện buông lỏng quản lý tài nguyên khoáng sản khi dẫn câu chuyện vàng Bồng Miêu liên tục kêu lỗ song lại mở rộng đầu tư để minh họa.
TS Lê Ái Thụ (Hội Địa chất kinh tế VN) cho rằng khi nhà nước cấp phép đầu tư cần phải xem xét hiệu quả sử dụng tài nguyên nhưng hiện nay vấn đề này không được quan tâm đúng mức. "Căn cứ để quyết định cấp phép đầu tư là trữ lượng, quy mô tài nguyên, nhưng ở VN Chúng ta việc cấp phép lại không dựa vào những cơ sở này", ông Thụ nhận xét.
Nguồn: Nguyên An/thanhnien.vn
Các bài viết khác
- 5 giải pháp phát triển bền vững ngành Than(22/04/2016)
- Vì sao thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu thất bại?(22/04/2016)
- Tiêu chuẩn EITI 2016: Tăng cường minh bạch, cải thiện quản lý(15/04/2016)
- Cần thay đổi tư duy lỗi thời về năng lượng tái tạo(15/04/2016)
- Cần thay đổi luật chơi với ngành dầu khí(11/04/2016)
- Thị trường dầu khí thế giới và suy nghĩ về ngành Dầu khí Việt Nam (Kỳ 2)(11/04/2016)
- Thị trường dầu khí thế giới và suy nghĩ về ngành Dầu khí Việt Nam (Kỳ 1)(11/04/2016)
- Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo(29/02/2016)
- Đánh dấu trong khai thác dầu khí: Cách mới, giá thành thấp(17/02/2016)
- Tập trung đầu tư cho khoa học để tránh tụt hậu(17/02/2016)
- Định giá khoáng sản: Có dễ?(26/01/2016)
- Thành công từ khối H5 mỏ Tê Giác Trắng: 4 bài học kinh nghiệm(18/12/2015)
- Việt- Hàn chia sẻ kinh nghiệm khai thác khoáng sản(10/12/2015)
- Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường: Ô nhiễm là một hệ quả phải chấp nhận(26/11/2015)
- Việt Nam có thể trở thành công xưởng chế biến, chế tạo về năng lượng (Bài 3)(08/11/2015)
Ý kiến đánh giá