LỄ BẢO VỆ THẠC SỸ NGÀNH KỸ THUẬT TUYỂN KHOÁNG K35
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2019, Bộ môn Tuyển Khoáng Trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội đã tổ chức thành công lễ bảo vệ Luận văn Thạc sỹ cho 03 học viên Cao học ngành Kỹ thuật Tuyển khoáng K35.
1. Học viên: Phouvin KHAMPHOUVON (CHDCND Lào)
Với đề tài: Nghiên cứu tuyển than cấp hạt 0 – 8mm mỏ Vàng Danh bằng sơ đồ tuyển kết hợp tuyển nổi - trọng lực Hydrofloat và tuyển nổi cột
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Hoàng Sơn
Điểm mới của luận văn là lần đầu tiên ứng dụng kết hợp thiết bị tuyển nổi – trọng lực và tuyển nổi cột để nghiên cứu tuyển than cám Vàng Danh cấp hạt 0 – 8mm. Khi áp dụng kết hợp hai thiết bị tuyển nổi – trọng lực và tuyển nổi cột để tuyển than cám cấp 0- 8mm, ở chế độ tối ưu đã cho phép thu được sản phẩm than sạch có độ tro 15,33% với mức thực thu đạt 94,14% và sản phẩm đá thải có độ tro trên 77%.
2. Học viên: Trần Hồng Nam
Với đề tài: Nghiên cứu công nghệ thu hồi vàng từ tinh quặng vàng – asenopyrit mỏ Trà Năng, Lâm Đồng sử dụng hóa chất Vichemgold
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Trung Tới
Điểm mới của luận văn là lần đầu tiên ứng dụng hóa chất Vichemgold trong sơ đồ hòa tách tinh quặng vàng Trà Năng, Lâm Đồng. Từ tinh quặng vàng ban đầu hàm lượng 113g/t dạng asenopyrit đã xác định được chế độ công nghệ oxy hóa sunfua đạt 97%, thu được bã hòa tách đáp ứng làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình hóa tách bằng hóa chất vichemgold;Đã xác định được chế độ công nghệ tách hòa tối ưu bã sau quá trình oxy hóa sunfua với hóa chất Vichemgold, đạt hiệu suất hòa tách đến 95,4%.
3. Học viên: Nguyễn Văn Vinh
Với đề tài:Nghiên cứu công nghệ tuyển nổi quặng sunfua chì – kẽm nghèo hai mỏ Ba Bồ và Đèo An tỉnh Bắc Kạn
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nhữ Thị Kim Dung
Nghiên cứu đã đưa ra được sơ đồ công nghệ tuyển và chế độ thuốc tuyển hợp lý để tuyển quặng chì kẽm nghèo mỏ Ba Bồ. Cụ thể khi áp dụng sơ đồ và chế độ thuốc tuyển đề xuất đã thu được các chỉ tiêu chất lượng của tinh quặng như sau: Quặng tinh chì : >52%Pb; <2%Zn, thực thu >80%. Quặng tinh kẽm: gần 52%Zn; <5%Pb và thực thu >88%. Đối với mỏ Đèo An sơ đồ tuyển đề xuất đã nâng được hàm lượng quặng tinh kẽm lên trên 50% với mức thực thu đạt trên 80% và giảm hàm lượng sắt trong quặng tinh xuống dưới 8%.

Các bài viết khác
- Nhà khoa học nữ gốc Việt trong top ảnh hưởng nhất thế giới(29/02/2016)
- Công bố 100 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2015-2016(29/09/2015)
- Chủ tịch nước chúc mừng ngành Giáo dục dịp khai giảng(04/09/2015)
- Các trường ĐH Việt Nam nỗ lực hội nhập(27/08/2015)
- TS Vương Thanh Xuyên vào Hội trường danh vọng ngành công nghiệp vệ tinh thế giới(03/08/2015)
- Kỳ tích: Nam sinh Việt "ẵm" 8 học bổng tiến sĩ toàn phần danh giá Mỹ(15/04/2015)
- Giáo sư người Việt đầu tiên làm trưởng khoa ở ĐH Mỹ(10/04/2015)
- Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn(03/04/2015)
- Quan hệ Việt-Mỹ phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo.(13/03/2015)
- Thành lập Trường Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản Việt Nam(16/01/2015)
- 5 giảng viên trẻ xuất sắc nhận giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2014”(10/01/2015)
- Xếp hạng chất lượng đại học quốc tế: Trung Quốc vượt Nga(13/12/2014)
- Thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ(26/09/2014)
- Nữ sinh Việt vào top 3 điểm cao nhất Olympic Hóa học quốc tế(01/08/2014)
- Hai nữ sinh xuất sắc giành học bổng Tiến sĩ đại học danh giá Mỹ(03/07/2014)
Ý kiến đánh giá