Hội nghị, hội thảo
CÁC GIẢI PHÁP TIÊN TIẾN ĐÃ ÁP DỤNG GÓP PHẦN TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÁY TUYỂN ĐỒNG TẢ PHỜI

CÁC GIẢI PHÁP TIÊN TIẾN ĐÃ ÁP DỤNG GÓP PHẦN TĂNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NHÀ MÁY TUYỂN ĐỒNG TẢ PHỜI

Mục đích của công tác nghiên cứu các giải pháp tiên tiến áp dụng trong sản xuất nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, bổ sung hoặc thay thế, khắc phục những tồn tại, hạn chế của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới tiên tiến hơn, ưu việt hơn, tạo ra sản phẩm đạt được các chỉ tiêu công nghệ cao hơn, từ đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH KHAI THÁC,  CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) là chiến lược phát triển của Quốc gia, là con đường tất yếu để phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại đang diễn ra sâu, rộng. Để tồn tại và phát triển, ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Phát triển KHCN và ĐMST, chuyển đổi số phải trở thành nhu cầu tự thân của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, trong đó, các đơn vị làm nghiên cứu-phát triển phải đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đó.

HOẠT ĐỘNG KHCN CỦA HỘI TUYỂN KHOÁNG VIỆT NAM TỪ HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ V ĐẾN HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ VI

HOẠT ĐỘNG KHCN CỦA HỘI TUYỂN KHOÁNG VIỆT NAM TỪ HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ V ĐẾN HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ VI

Theo quy chế hoạt động và nghị quyết Đại hội của Hội Tuyển khoáng Việt Nam, trong mỗi nhiệm kỳ Đại Hội, Hội TKVN tổ chức ít nhất một Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc. Hội nghị KHCN lần thứ V đã được tổ chức vào tháng 9/2018. Năm nay 2023 Hội tổ chức Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc lần thứ VI với chủ đề: ”Chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam gắn với phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo”. Bài báo này đề cập những kết quả về hoạt động KHCN của Hội TKVN đã đạt được trong những năm gần đây và đề xuất phương hướng hoạt động KHCN của Hội TKVN trong thời gian tới.

TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TUYỂN KHOÁNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI

TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TUYỂN KHOÁNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI

Ngày 23/9/2023 tại Hà Nội, Hội Tuyển khoáng Việt Nam và Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim phối hợp tổ chức Hội nghị KH&CN Tuyển khoáng toàn quốc lần thứ VI với chủ đề “Chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam gắn với phát triển Khoa học Công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

THÔNG BÁO SỐ 1 - HỘI NGHỊ KHCN TUYỂN KHOÁNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI NĂM 2023

THÔNG BÁO SỐ 1 - HỘI NGHỊ KHCN TUYỂN KHOÁNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI NĂM 2023

Đại Hội Hội Tuyển khoáng Việt Nam lần thứ IV (ngày 20 tháng 11 năm 2020) đã quyết nghị trong nhiệm kỳ IV (2021-2025) Hội Tuyển khoáng Việt Nam sẽ tổ chức một Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc. Hội nghị BCH Hội Tuyển khoáng Việt Nam phiên thứ VI (ngày 07/01/2023) đã quyết nghị tổ chức Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc lần thứ VI vào đầu quý IV/2023 với chủ đề” Chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam gắn với phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo”.

Hội thảo về tăng cường hợp tác khai thác khoáng sản Việt Nam - Australia

Hội thảo về tăng cường hợp tác khai thác khoáng sản Việt Nam - Australia

Kỷ niệm 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Australia, ngày 16/11, tại Hà Nội, Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác liên kết bền vững trong kỹ thuật thăm dò và chế biến khoáng sản tại miền Bắc Việt Nam”.

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÒA TÁCH ĐỒNG  TRONG XỈ LÒ SKS LÀO CAI

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÒA TÁCH ĐỒNG TRONG XỈ LÒ SKS LÀO CAI

Bài báo trình bày về kết quả nghiên cứu thực nghiệm hòa tách đồng trong xỉ lò luyện stên đồng (SKS) Lào Cai bằng dung dịch axit H2SO4. Quá trình đã nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của các thông số như: nồng độ axit, nhiệt độ, thời gian, tỷ số L/R và lượng chất oxy hóa Fe2(SO4)3 tới mức độ hòa tách đồng trong xỉ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức độ tách đồng tương đương thì khi hòa tách có mặt chất oxy hóa Fe2(SO4)3 sẽ giảm được chi phí axit nhiều so với sử dụng chất oxy hóa là oxy không khí: ở chế độ hòa tách H2SO4 = 3 mol/l, R/L = 4/1, nhiệt độ = 80 0C, thời gian = 8h và sục không khí liên tục hiệu suất hòa tách đạt 63%, trong khi sử dụng chất oxy hóa Fe2(SO4)3, hiệu suất hòa tách đạt 65,2% ở nồng độ axit chỉ 0,5 mol/l.

PHƯƠNG PHÁP BECHER - HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG  TRONG CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG TITAN SA KHOÁNG

PHƯƠNG PHÁP BECHER - HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG TRONG CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG TITAN SA KHOÁNG

Có nhiều phương pháp khử sắt trong quặng tinh ilmenite để nâng cao hàm lượng TiO2 trong sản xuất rutin nhân tạo như phương pháp Benelite, Austpac, hay Becher… Với phương pháp Benelite và Austpac phải dùng đến axit đặc và nhiệt độ do đó vấn đề ăn mòn thiết bị, tiêu hao năng lượng hoặc ô nhiễm môi trường khiến cho các phương pháp này chưa được triển khai ứng dụng tại Việt Nam. Phương pháp Becher dựa trên khả năng ăn mòn sắt trong dung dịch NH4Cl không độc hại để tách sắt ra khỏi ilmenite nên được coi là thân thiện với môi trường. Báo cáo này giới thiệu về phương pháp Becher và một số kết quả thí nghiệm trên đối tượng là quặng tinh ilmenite Bình Thuận. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, phương pháp này có thể tách sắt ra khỏi ilmenite từ đó nâng cao được hàm lượng TiO2 lên tới trên 85%, ngoài ra còn thu được bột oxit sắt đỏ, mịn có khả năng làm bột màu.

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH Cu, Si TRONG FERRO MOLIPDEN

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH Cu, Si TRONG FERRO MOLIPDEN

Bài báo trình bầy kết quả nghiên cứu quy trình phân tích định lượng tạp chất trong ferro molipden. Trung tâm Phân tích VILAS 143 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã tiến hành khảo sát các điều kiện tối ưu và xây dựng thành công phương pháp xác định hàm lượng đồng trong Ferro Molipden bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, hàm lượng silic bằng phương pháp chuẩn độ kiềm. Một số thông số của thiết bị như vạch đo, khe đo, cường độ đèn, chiều cao đèn, thành phần khí, tốc độ dẫn mẫu và các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo đã được nghiên cứu tối ưu trên hệ máy T 900 (Perkin – Elmer).

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHẾ BIẾN,  SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN ĐẤT HIẾM VIỆT NAM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN ĐẤT HIẾM VIỆT NAM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đất hiếm là nguyên liệu chiến lược cho các ngành công nghệ cao và nông nghiệp xanh có giá trị gia tăng cao, nhưng chủ yếu nằm trong công đoạn tinh chế, chế tạo sản phẩm đất hiếm và sử dụng chúng trong nền kinh tế quốc dân. Là quốc gia có nguồn tài nguyên đất hiếm lớn, nhưng sau hơn 40 năm ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam vẫn chưa định hình rõ rệt, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: chưa đánh giá chuẩn xác giá trị gia tăng của đất hiếm, chính sách phát triển chưa hợp lý, trông chờ công nghệ từ nước ngoài. Vì vậy đã bỏ lỡ những thời cơ phát triển nhanh. Để phát triển bền vững ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam cần nhanh chóng huy động nguồn tài nguyên đất hiếm trong nước; thời sự hóa chiến lược, chính sách phát triển hợp lý, bền vững ngành công nghiệp đất hiếm; phát huy vai trò của khoa học công nghệ và khuyến khích sử dụng đất hiếm vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp trong nước

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT HIẾM VÀ CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG ĐẤT HIẾM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT HIẾM VÀ CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG ĐẤT HIẾM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Kim loại đất hiếm đã trở thành vật liệu chiến lược của các Quốc gia phát triển và đang phát triển, vật liệu chiến lược của các ngành công nghệ cao như điện, điện tử, hạt nhân, quang học, vũ trụ, vật liệu siêu dẫn, siêu từ tính, luyện kim, thủy tinh và gốm sứ, phân bón vi lượng,...Tài nguyên đất hiếm trên Thế giới không hiếm và có tiềm năng lớn. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về đất hiếm. Khoa học kỹ thuật công nghệ cao càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng đất hiếm càng tăng. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu tuyển quặng đất hiếm với các đối tượng quặng khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu vào các khoáng vật quan trọng nhất như monazit, xenotim và bastnezit. Bài báo này tổng hợp những tài liệu nghiên cứu về đất hiếm, nhằm đánh giá tổng quan về tình hình khai thác, chế biến và sử dụng đất hiếm trên Thế giới và ở Việt Nam.

THƯ MỜI VIẾT BÀI, THAM GIA HỘI NGHỊ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN LẦN THỨ 18 TẠI MOSCOW - 2018

THƯ MỜI VIẾT BÀI, THAM GIA HỘI NGHỊ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN LẦN THỨ 18 TẠI MOSCOW - 2018

Hội nghị Chế biến khoáng sản thế giới lần thứ 18 sẽ được tổ chức tại Moscow, Nga vào ngày 15-21 tháng 9, 2018.

MINING VIETNAM 2016 thúc đẩy ngành khai khoáng phát triển

MINING VIETNAM 2016 thúc đẩy ngành khai khoáng phát triển

MINING VIETNAM 2016, nơi các đơn vị hàng đầu thế giới gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong nước để cùng thúc đẩy ngành công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam sẽ được diễn ra từ ngày 29 - 31/3/2016 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E), Hà Nội.

Hà Nội: Triển lãm về khai thác than & khôi phục khoáng sản

Hà Nội: Triển lãm về khai thác than & khôi phục khoáng sản

Ngày 16/3, Ban tổ chức MINING VIETNAM 2016 – Phiên bản lần thứ 3 của triển lãm quốc tế về ngành khai thác và phục hồi khoáng sản Việt Nam – đã tổ chức họp báo giới thiệu về triển lãm.

Quặng apatit Lào Cai loại I và III ngày càng khan hiếm

Quặng apatit Lào Cai loại I và III ngày càng khan hiếm

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng apatit nghèo ở Việt Nam” do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tổ chức vừa qua tại Hà Nội. Với tình trạng trữ lượng quặng apatit loại I và III (loại quặng sử dụng phổ biến) ngày càng khan hiếm, việc nghiên cứu để có thể tận dụng được nguồn quặng II là vấn đề được đặt ra.

Thời tiết
18°C
Thống kê
106
497
400
10,270,240
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 79.600 81.600
SJC 67.970 69.170
Đối tác