KHCN trong nước
KHAI THÁC SỬ DỤNG QUẶNG APATIT BỀN VỮNG –  TƯƠNG LAI TỪ NGUỒN QUẶNG II NGHÈO VÀ QUẶNG IV

KHAI THÁC SỬ DỤNG QUẶNG APATIT BỀN VỮNG – TƯƠNG LAI TỪ NGUỒN QUẶNG II NGHÈO VÀ QUẶNG IV

Apatit là một nguồn tài nguyên quý hiếm để phát triển ngành công nghiệp phân bón và hóa chất. Hiện nay, khi quặng loại I và quặng loại II giàu ngày một cạn kiệt, quặng loại III trữ lượng không còn đủ nhiều để duy trì hoạt động lâu dài của các nhà máy tuyển quặng thì tương lai của chế biến Apatit là từ nguồn quặng II nghèo và quặng IV. Nhận định rằng: “Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia cần được quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý”. Công ty Apatit Việt Nam không chỉ hướng tới những con số tăng trưởng ấn tượng mà về lâu dài, Công ty đang hướng tới khai thác nguồn “vàng nâu” của đất nước một cách hiệu quả và bền vững. Khai thác, chế biến apatit là mũi nhọn để phát triển công nghiệp phân bón - hóa chất, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chiến lược an ninh lương thực của Đảng và Nhà nước.

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG GRAPHIT MỎ BẢO HÀ,  LÀO CAI NHẰM THU HỒI TỐI ĐA GRAPHIT DẠNG VẢY

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG GRAPHIT MỎ BẢO HÀ, LÀO CAI NHẰM THU HỒI TỐI ĐA GRAPHIT DẠNG VẢY

Quặng graphit mỏ Bảo Hà là graphit tự nhiên tồn tại dưới cấu trúc dạng vảy, dạng tấm. Việc nghiên cứu thu hồi graphit dạng vảy, tấm là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Để thu hồi được graphit vảy thô +100 mesh (+ 0,149 mm) và vảy mịn -100 mesh (- 0,149 mm) đã sử dụng phương pháp nghiền chà xát gián đoạn kết hợp chế độ tuyển hợp lý để thu được kết quả rất đáng khích lệ: quặng tinh graphit vảy thô +100 mesh với hàm lượng cacbon (C) đạt 94,17 % ứng với thực thu 33,52 %; quặng tinh graphit vảy mịn -100 mesh có hàm lượng C là 82,09 % ứng với thực thu 59,79 %, tổng thực thu quặng tinh là 93,31 %. Tính riêng quặng tinh graphit vảy, mức thu hoạch bộ phận của cấp + 0,4 mm là 4,98 %; cấp -0,4 + 0,25 mm là 16,11 %; cấp -0,25 + 0,177 mm là 27,25 % và cấp -0,177 + 0,149 mm là 51,66 %. Hàm lượng C trong các cấp dao động trên dưới 94 %, cao hơn hẳn hàm lượng C trong quặng tinh graphit mịn -100 mesh (82,09 % C).

Nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao

Nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao

Mục tiêu của đề tài nhằm xác định tính khả thi của việc ứng dụng các chế phẩn nano sắt xử lý nguồn thải có hàm lượng kim loại nặng cao trong ngành khai thác Than - Khoáng sản.

Kết quả đánh giá trình độ công nghệ Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền 2, theo thông tư 04/2014/TT-BKHCN

Kết quả đánh giá trình độ công nghệ Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền 2, theo thông tư 04/2014/TT-BKHCN

Trong những năm gần đây công tác đánh giá trình độ công nghệ (TĐCN) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đặc biệt quan tâm, thể hiện qua thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ký ngày 08/4/2014 hướng dẫn đánh giá TĐCN trong sản xuất.

Tận thu kim loại và tái chế, tái sử dụng chất thải rắn ngành luyện kim

Quản lý chất thải rắn, nước thải giàu kim loại nặng và có tính axit, ô nhiễm môi trường không khí và đất là một trong số các vấn đề mà bất kỳ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nào cũng gặp phải [1]. Nhà nước tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản qua Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015, nhằm hạn chế thực trạng khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ: như các quy định không xuất khẩu khoáng sản thô như quặng sắt, quặng đồng, quặng chì-kẽm, quặng và tinh quặng mangan, quặng cromit v.v.; không cấp phép cho các hoạt động thăm dò, khai thác vàng sa khoáng [2]. Vì vậy việc sử dụng có hiệu quả các tài nguyên trong khai thác, sản xuất và chế biến khoáng sản đang là một trong các vấn đề cấp thiết và ưu tiên hàng đầu.

‘Nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than sông Hồng’

‘Nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than sông Hồng’

Trong phần nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy, bền vững của Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 11/2/2020 đã nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh khai thác than trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên; Khẩn trương nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than Đồng bằng sông Hồng... Theo đánh giá, đây có thể được coi là một trong những điểm mới, quan trọng của Nghị quyết lần này.

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN ĐẤT ĐÁ LẪN THAN Ở MỘT SỐ MỎ THAN VÙNG QUẢNG NINH

Đất đá lẫn than là một phần sản phẩm kèm theo của quá trình khai thác mỏ và chế biến sàng tuyển tại mỏ. Loại đất đá lẫn than này thường được đổ ra các “bãi thải tạm”, vì chưa đủ tiêu chuẩn đổ thải, nhưng nếu doanh nghiệp đưa đi tuyển dễ bị thua lỗ trong sản xuất. Dựa trên kết quả khảo sát nghiên cứu tính chất của đất đá lẫn than ở một số mỏ vùng Quảng Ninh, Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu than ở các mỏ gồm: Mỏ than Núi Béo; Cọc Sáu và Khe Sim. Sau đó tiến hành thí nghiệm tuyển các mẫu này trên những thiết bị tuyển có hiệu quả tuyển cao, nhưng có vốn đầu tư và chi phí sản xuất thấp, như: máy lắng lưới chuyển động bán công nghiệp, máy tuyển tầng sôi và tuyển nổi. Các sản phẩm tuyển thu được gồm than sạch có độ tro nằm trong tiêu chuẩn chất lượng than TCVN loại cám 6a than dễ tiêu thụ và đá thải có độ tro trên 80% đáp ứng tiêu chuẩn đổ thải. Kết quả nghiên cứu cho thấy viêc áp dụng các thiết bị tuyển mới cho phép tận thu được một lượng than sạch đáng kể (từ 30 - 50 %) trong đất đá lẫn than, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời vẫn đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh than có hiệu quả kinh tế.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN THAN CHẤT LƯỢNG THẤP VÙNG QUẢNG NINH BẰNG THIẾT BỊ XOÁY LỐC HUYỀN PHÙ 3 SẢN PHẨM KHÔNG ÁP

Báo cáo giới thiệu các kết quả nghiên cứu tuyển than bằng thiết bị xoáy lốc huyền phù 3 sản phẩm không áp nhằm nâng cao chất lượng than, tăng tỷ lệ thu hồi than sạch, giảm chi phí vốn đầu tư và sản xuất tại các mỏ than, các nhà máy tuyển than vùng Quảng Ninh đáp ứng xu hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

NGHIÊN CỨU LUYỆN XỈ TITAN TỪ QUẶNG TINH ILMENIT TRONG TẦNG CÁT ĐỎ TỈNH BÌNH THUẬN

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình luyện xỉ titan trong tầng cát đỏ Bình Thuận bằng lò điện hồ quang. Kết quả nghiên cứu đã xác định được chế độ luyện xỉ titan như sau: Tỷ lệ than cốc so với quặng tinh ilmenit đã thiêu hoàn nguyên 9 %, thời gian luyện 45 phút kể từ khi nạp hết liệu. Với chế độ luyện đã chọn thu được xỉ titan có hàm lượng 82,54 % TiO2, 8,8 % ΣFe, 1,63 % MnO.

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HOÀN NGUYÊN BIOCl BẰNG THAN

Bài báo trình bày về nghiên cứu thực nghiệm quá trình hoàn nguyên BiOCl, sản phẩm trung gian thu được trong quá trình thủy phân bismut từ dung dịch bismut clorua của quá trình hòa tách quặng tinh bismut bằng axit HCl. Đã khảo sát chế độ công nghệ của quá trình hoàn nguyên bao gồm: nhiệt độ từ 600 – 1000 0C, thời gian từ 30 – 180 phút, và chi phí than 10 – 20% nguyên liệu BiOCl. Sản phẩm bismut kim loại thu được ở chế độ tối ưu có hàm lượng 98,9 % Bi, hiệu suất thu hồi bismut đạt 98,2%.

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ KHAI THÁC TUYỂN QUẶNG TITAN-ZIRCON SA KHOÁNG TRONG TẦNG CÁT ĐỎ KHU VỰC LƯƠNG SƠN I, TỈNH BÌNH THUẬN

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu lựa chọn công nghệ khai thác và tuyển quặng titan-zircon san khoáng trong tầng cát đỏ khu vực Lương Sơn I, tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được công nghệ khai thác quặng bằng tàu cuốc kết hợp với máy xúc gàu treo, tuyển thu hồi quặng tinh thô bằng thiết bị vít xoắn, công tác tuyển thô được gắn liền đồng bộ với công tác khai thác

Công nghiệp dầu khí (Petroleum Industry) là gì? Đặc điểm

Công nghiệp dầu khí (Petroleum Industry) là gì? Đặc điểm

Công nghiệp dầu khí (tiếng Anh: Petroleum Industry) bao gồm các hoạt động khai thác, chiết tách, lọc, vận chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống), và tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ.

Nhân rộng các đề tài sáng kiến tại các đơn vị ngành Than

Nhân rộng các đề tài sáng kiến tại các đơn vị ngành Than

Để phát huy tối đa hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vận động các đơn vị tích cực đẩy mạnh áp dụng và nhân rộng các đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, an toàn lao động ở các đơn vị có điều kiện tương đồng.

Blackstone bắt tay hãng chế tạo pin xe điện hàng đầu Hàn Quốc khai thác mỏ Tạ Khoa

Blackstone bắt tay hãng chế tạo pin xe điện hàng đầu Hàn Quốc khai thác mỏ Tạ Khoa

công ty khoáng sản Blackstone Minerals (Australia) cho biết họ đã kí thỏa thuận liên doanh không ràng buộc với công ty Hàn Quốc Ecopro BM để khai thác nickel, cobalt và một số khoáng sản khác để chế tạo pin xe điện tại mỏ Tạ Khoa (xã Bản Phúc, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La).

Bộ Công Thương tìm giải pháp hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Bộ Công Thương tìm giải pháp hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Vừa qua, tại Khách sạn Heritage Hạ Long, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị 'Định hướng hoạt động khoa học công nghệ phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến Than -Khoáng sản đến năm 2025'.

Thời tiết
34°C
Thống kê
41
15
1,481
10,346,904
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 81.650 83.850
SJC 75.360 77.060
Đối tác