ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHỤ GIA KẾT DÍNH TẠO VIÊN QUẶNG APATIT LOẠI I ĐẾN CÁC CHI TIẾT TIẾP XÚC VỚI PHỤ GIA CỦA CÁC THIẾT BỊ GIA CÔNG QUẶNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHỤ GIA KẾT DÍNH TẠO VIÊN QUẶNG APATIT LOẠI I ĐẾN CÁC CHI TIẾT TIẾP XÚC VỚI PHỤ GIA CỦA CÁC THIẾT BỊ GIA CÔNG QUẶNG

Ở nước ta, nguồn quặng apatit Lào Cai loại I ngày càng cạn kiệt, trong khi quặng apatit loại I cấp hạt nhỏ, sản phẩm phụ của quá trình chế biến quặng, lại không được sử dụng do có nguy cơ tắc gây nổ lò. Để tránh lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này, từ nhiều năm nay, một vài nhà máy sản xuất phospho vàng đã áp dụng biện pháp ép quặng cấp hạt nhỏ phế phẩm thành quặng viên, sử dụng chất kết dính thủy tinh lỏng. Tuy nhiên, một số hạn chế, như liệt kê dưới đây, đã làm cho giải pháp này khó có thể áp dụng đại trà:

Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim đề xuất đẩy mạnh hợp tác với đối tác Ukraina trong lĩnh vực titan

Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim đề xuất đẩy mạnh hợp tác với đối tác Ukraina trong lĩnh vực titan

Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 1967, là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ Công Thương. Với đội ngũ gần 250 người, mỗi năm Viện đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc hàng chục nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai, dịch vụ KHCN trong lĩnh vực mỏ, luyện kim, hóa chất và môi trường.

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SÂU CAO LANH VÀ ĐIATOMIT  PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SÂU CAO LANH VÀ ĐIATOMIT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Công nghệ chế biến sâu cao lanh và điatomit từ nguồn nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam làm các chất phụ gia có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng của các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như phân bón nhả chậm, thuốc bảo vệ thực vật theo hướng phát triển bền vững. Ứng dụng công nghệ nano nhằm:

Hội thảo về tăng cường hợp tác khai thác khoáng sản Việt Nam - Australia

Hội thảo về tăng cường hợp tác khai thác khoáng sản Việt Nam - Australia

Kỷ niệm 47 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Australia, ngày 16/11, tại Hà Nội, Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Australia tại Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác liên kết bền vững trong kỹ thuật thăm dò và chế biến khoáng sản tại miền Bắc Việt Nam”.

Bỉ sản xuất kim cương tổng hợp chất lượng tương tự kim cương tự nhiên

Bỉ sản xuất kim cương tổng hợp chất lượng tương tự kim cương tự nhiên

Từ nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học và nhiều doanh nghiệp đã cố gắng tìm cách mô phỏng tiến trình tự nhiên này trong các phòng thí nghiệm.

Biến gạch đỏ xây nhà thành nơi lưu trữ điện giống như pin

Biến gạch đỏ xây nhà thành nơi lưu trữ điện giống như pin

Theo nghiên cứu mới từ Đại học Washington, Mỹ, gạch đỏ, loại vật liệu xây dựng quen thuộc và rẻ nhất thế giới, có thể chuyển đổi thành đơn vị lưu trữ năng lượng được sạc để giữ điện, giống như pin.

Các nhà khoa học tìm ra cách chiết xuất đất hiếm từ nguồn thải axit mỏ

Các nhà khoa học tìm ra cách chiết xuất đất hiếm từ nguồn thải axit mỏ

Đại học Tổng hợp Penn đang xử lý hai giai đoạn đối với nước thải mỏ chứa axit, có khả năng thu hồi được hàm lượng các thành phần đất hiếm (REE) cao

VẤN ĐỀ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG ĐẤT HIẾM ĐÔNG PAO

VẤN ĐỀ AN TOÀN BỨC XẠ TRONG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG ĐẤT HIẾM ĐÔNG PAO

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nguyên tố đất hiếm đã tham gia vào hầu hết các ngành sản xuất đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Với những đặc tính quý báu, vượt trội so với các nguyên tố khác, tạo nên những vật liệu mới, có các tính năng mới mà các nguyên tố đất hiếm đã được gọi là “vật liệu của thế kỷ 21”. Thời gian đầu, do công nghệ chế biến, phân chia đất hiếm khá phức tạp nên giá đất hiếm còn rất đắt, từ khi Trung Quốc tham gia vào thị trường sản xuất, phân phối đất hiếm, do có nhiều cải tiến về công nghệ, hóa chất, do khai thác ồ ạt, bất chấp các tác hại xấu đến môi trường và đến chính sách quản lý tài nguyên quốc gia, Trung Quốc đã sản xuất và cung cấp tới 95% nhu cầu đất hiếm của thế giới với giá khá rẻ. Hiện nay, Trung Quốc đã bắt đầu thắt chặt việc kiểm soát sản xuất, xuất khẩu đất hiếm nên đã dẩn đến hai cuộc khủng hoảng về giá đất hiếm vào các năm 2011 và 2017. Có nhiều nước có nguồn tài nguyên đất hiếm trước kia do e ngại về tác động xấu đến môi trường và không cạnh tranh được về giá cả với Trung quốc, trước kia đã ngừng khai thác đất hiếm nay lại quay trở lại khai thác và chế biến đất hiếm. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên đất hiếm lớn và chưa được khai thác, trước nhu cầu cấp thiết về đất hiếm trên thế giới và trong nước, đã từ lâu Việt Nam muốn triển khai công tác khai thác và chế biến đất hiếm nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn trong chính sách quản lý nhà nước đối với tài nguyên đất hiếm, khó khăn về công nghệ và đặc biệt là những lo ngại về vấn đề ảnh hưởng đến môi trường nên cho tới nay nhiều dự án khai thác, chế biến đất hiếm vẫn ì ạch dừng chân tại chỗ. Bài viết này đề cập đến vấn đề an toàn bức xạ nói chung và đặc biệt là trong khai thác và chế biến quặng đất hiếm, trong đó giới thiệu về công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ trong thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ, phân tích về các khả ăng ảnh hưởng của phóng xạ đến người làm việc và công chúng quanh khu vực mỏ, nhà máy chế biến, các biện pháp quản lý nhằm làm giảm thiểu tác động của bức xạ tới con người và môi trường, tạo sự an tâm cho các cấp quản lý cũng như người dân khi các nhà máy khai thác, chế biến đất hiếm từ quặng basanite Đông Pao đi vào hoạt động.

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐẤT HIẾM ĐÔNG PAO

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN ĐẤT HIẾM ĐÔNG PAO

Mỏ đất hiếm Đông Pao là mỏ có trữ lượng đất hiếm lớn nhất ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu trong nhiều năm về địa chất, trữ lượng, về chế biến thu nhận đất hiếm, v.v. Nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa được khai thác chế biến để góp phần mang lại giá trị gia tăng và đóng góp cho nền kinh tế. Bài viết này làm rõ một số vấn đề nhằm góp phần cho nhà đầu tư và nhà quản lý sớm có quyết định đưa mỏ đất hiếm này vào khai thác chế biến.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG ĐẤT HIẾM MỎ ĐÔNG PAO, TAM ĐƯỜNG, LAI CHÂU

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG ĐẤT HIẾM MỎ ĐÔNG PAO, TAM ĐƯỜNG, LAI CHÂU

Đất hiếm (rare earth) là tên gọi một nhóm khoáng vật gồm 17 nguyên tố có những đặc tính lý, hóa đặc biệt. Các nguyên tố thuộc nhóm đất hiếm tùy theo tính chất mỗi nguyên tố mà được sử dụng làm nguyên liệu, phụ gia cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hóa chất; công nghiệp điện tử, quang học; công nghiệp hàng không vũ trụ; kỹ thuật quân sự; trong các ngành chiếu sáng, luyện kim; môi trường .... Việt Nam có tiềm năng quặng đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, trong đó trữ lượng và tài nguyên mỏ đất hiếm Đông Pao đạt khoảng 10 triệu tấn. Báo cáo trình bày các nội dung chính về tình hình nghiên cứu và khả năng triển khai công nghệ chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHỬ TẠP CHẤT TRONG THAN ANTRAXIT QUẢNG NINH

Than là nguồn nhiên liệu hóa thạch quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng than chứa nhiều tạp chất khoáng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Sản xuất than sạch chứa rất ít tạp chất khoáng, thậm chí siêu sạch, có thể là giải pháp tương lai để tạo ra nhiên liệu sạch cho các nhà máy nhiệt điện than và các mục đích dân dụng khác. Báo cáo này trình bàykết quả nghiên cứu khử tạp chất trong than antraxit Quảng Ninh của nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Mỏ - Địa chất. Kết quả sơ bộ có thể khử tới 56% tạp chất trong than antraxit vùng Vàng Danh và vùng Cẩm Phả bằng hòa tách kết hợp xút và axit. Đã xác định chế độ công nghệ hòa tách hợp lý là cỡ hạt than đem hòa tách - 0,2 mm, nồng độ dung môi hòa tách 7 - 10 %, nhiệt độ hòa tách 80oC và thời gian hòa tách 6 – 8 h. Để có được than antraxit sạch sau hòa tách có độ tro thấp hơn 3% nhất thiết phải sử dụng phương pháp hóa kết hợp với tuyển cơ giới nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất có thể.

NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ HẠT ĐẾN TUYỂN NỔI MÙN THAN

Bài viết này sử dụng phương pháp thí nghiệm tuyển nổi điều kiện đối với mùn than của Công ty than Mạo Khê và mùn than của Công ty tuyển than Cửa Ông; nghiên cứu tính khả tuyển nổi của các cấp hạt khác nhau trong mùn than và ảnh hưởng của độ hạt mùn than đến hiệu quả và tốc độ tuyển nổi. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cấp hạt mịn (-0,045mm) đến hiệu quả tuyển nổi mùn than cấp hạt thô hơn.

BÁO CÁO KẾT QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẤY THAN BÙN SAU LỌC ÉP TĂNG ÁP BẰNG CÔNG NGHỆ SẤY TANG QUAY TẠI CÔNG TY TUYỂN THAN CỬA ÔNG- TKV

BÁO CÁO KẾT QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẤY THAN BÙN SAU LỌC ÉP TĂNG ÁP BẰNG CÔNG NGHỆ SẤY TANG QUAY TẠI CÔNG TY TUYỂN THAN CỬA ÔNG- TKV

Công ty Tuyển than Cửa Ông đưa vào sử dụng hệ thống sấy than bùn sau máy lọc ép tăng áp và pha trộn than bùn sau sấy thành cám TCVN từ tháng 9 năm 2017 Bài viết này trình bày kết quả áp dụng hệ thống sấy than bùn; các sản phẩm sau pha trộn đảm bảo ổn định về chất lượng và độ đồng đều; hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và vẫn đảm bảo môi trường sinh thái.

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÒA TÁCH ĐỒNG  TRONG XỈ LÒ SKS LÀO CAI

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÒA TÁCH ĐỒNG TRONG XỈ LÒ SKS LÀO CAI

Bài báo trình bày về kết quả nghiên cứu thực nghiệm hòa tách đồng trong xỉ lò luyện stên đồng (SKS) Lào Cai bằng dung dịch axit H2SO4. Quá trình đã nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của các thông số như: nồng độ axit, nhiệt độ, thời gian, tỷ số L/R và lượng chất oxy hóa Fe2(SO4)3 tới mức độ hòa tách đồng trong xỉ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức độ tách đồng tương đương thì khi hòa tách có mặt chất oxy hóa Fe2(SO4)3 sẽ giảm được chi phí axit nhiều so với sử dụng chất oxy hóa là oxy không khí: ở chế độ hòa tách H2SO4 = 3 mol/l, R/L = 4/1, nhiệt độ = 80 0C, thời gian = 8h và sục không khí liên tục hiệu suất hòa tách đạt 63%, trong khi sử dụng chất oxy hóa Fe2(SO4)3, hiệu suất hòa tách đạt 65,2% ở nồng độ axit chỉ 0,5 mol/l.

Thời tiết
22°C
Thống kê
25
459
9,886
10,306,641
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 79.000 81.000
SJC 69.130 70.330
Đối tác