Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tách dăm gỗ trong than cục sạch tại nhà máy tuyển than 2- Cửa Ông

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tách dăm gỗ trong than cục sạch tại nhà máy tuyển than 2- Cửa Ông

Báo cáo giới thiệu quá trình nghiên cứu, thiết kế, áp dụng và hiệu quả của phương án lồng ghép tách dăm gỗ với công nghệ tuyển than bằng huyền phù manhetit đang hoạt động của Nhà máy tuyển 2, Công ty Tuyển than Cửa Ông.

Nghiên cứu công nghệ tuyển nổi quặng graphit mỏ Nậm Thi, Lào Cai

Nghiên cứu công nghệ tuyển nổi quặng graphit mỏ Nậm Thi, Lào Cai

Mẫu nghiên cứu tuyển nổi quặng graphit mỏ Nậm Thi, Lào Cai có đặc điểm là graphit tồn tại ở cả dạng vảy và đặc sít. Các khoáng vật phi quặng là thạch anh, fenspat, mica và có hàm lượng 9,45%. Đã xác định chế độ tuyển thô: Độ mịn nghiền 50,37% cấp -0,071mm; pH=7,5; thủy tinh lỏng 500g/t; dầu hỏa 1000g/t; dầu thông 150g/t. Kết quả tuyển vòng kín với 7 lần tuyển tinh có nghiền lại quặng tinh 1 và 3 đã nhận được quặng tinh graphit có hàm lượng 85,32% C, đạt chất lượng xuất khẩu với thực thu 91,43%.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tuyển thu hồi tổng hợp các khoáng vật trong quặng cao lanh - fensat khu vẹc Phú Thọ

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tuyển thu hồi tổng hợp các khoáng vật trong quặng cao lanh - fensat khu vẹc Phú Thọ

. Trong nhiều năm qua nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Vật liệu phối hợp với Hội Tuyển Khoáng Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu công nghệ tuyển quặng cao lanh fenspat một số mỏ khác nhau của Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu đã và đang được áp dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Báo cáo trình bầy một số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến để sử dụng tổng hợp quặng cao lanh – fenspat khu vực Phú Thọ.

Nghiên cứu thành phần vật chất quặng sericit Sơn Bình, Hà Tĩnh và định hướng chế biến sử dụng trong công nghiệp

Nghiên cứu thành phần vật chất quặng sericit Sơn Bình, Hà Tĩnh và định hướng chế biến sử dụng trong công nghiệp

Sericit là khoáng chất phi kim loại có ứng dụng rộng dãi và giá trị kinh tế cao. Trên thế giới, từ lâu sericit đã được khai thác, chế biến và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở Việt Nam, gần đây đã phát hiện mỏ Sơn Bình, Hà Tĩnh có trữ lượng tài nguyên khá lớn. Kết quả nghiên cứu thành phần vật chất cho thấy đây là nguồn tài nguyên khoáng sản mới, có giá trị cao.

Tổng hợp nano-canxicabonat từ nguồn đá vôi Yên Bái bằng phương pháp kết tủa trọng trường xa

Tổng hợp nano-canxicabonat từ nguồn đá vôi Yên Bái bằng phương pháp kết tủa trọng trường xa

Báo cáo này giới thiệu một phương pháp mới “Phương pháp kết tủa trọng trường cao” để tổng hợp nano-CaCO3 từ đá vôi Yên Bái với kích thước trung bình 70 nm, độ phân bố kích thước hạt hẹp, sử dụng hệ thống phản ứng khí - lỏng - rắn. Báo cáo cũng mô tả nguyên lý cơ bản của phương pháp kết tủa trọng trường cao, các thông số của thiết bị và các điều kiện thực nghiệm.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, tuyển quặng Apatit Lào Cai

Quy hoạch thăm dò, khai thác, tuyển quặng Apatit Lào Cai

Trong quá trình phát triển và đi lên, ngành khai khoáng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Công nghiệp khai khoáng phục vụ ngành hóa chất cũng được tăng dần trong đó khai thác và sử dụng Apatit chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp.

Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm khoáng hóa nhằm định hướng công nghệ tuyển quặng sét Trúc Thôn - Hải Dương

Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm khoáng hóa nhằm định hướng công nghệ tuyển quặng sét Trúc Thôn - Hải Dương

Với kết quả nghiên cứu mới trên hệ thống kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM-EDX), nhóm nghiên cứu đã xác định được chính xác cấu trúc và đặc điểm khoáng hóa cũng như dạng tồn tại của các tạp chất trong quặng; mở ra triển vọng mới cho công tác nghiên cứu tuyển tách các tạp chất có hại trong sét Trúc Thôn để có sản phẩm sét chất lượng cao.

Công nghệ Finex - Công nghệ luyện gang tương lai

Công nghệ Finex - Công nghệ luyện gang tương lai

Giới thiệu quá trình thử nghiệm công nghiệp công nghệ luyện gang Finex của công ty Posco. Công nghệ Finex loại bỏ công đoạn luyện cốc và thiêu kết quặng sắt, sử dụng quặng và than chất lượng thấp có thể cạnh tranh với công nghệ luyện gang cổ điển bằng lò cao về cả kinh tế và bảo vệ môi trường. Vì vậy công nghệ Finex là công nghệ của tương lai.

Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng gốc và sa khoáng deluvi mỏ Titan Cây Châm

Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng gốc và sa khoáng deluvi mỏ Titan Cây Châm

Báo cáo trình bày kết quả thí nghiệm tuyển mẫu quặng gốc mỏ titan Cây Châm với sơ đồ kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi đã thu được quặng tinh có hàm lượng 46,44 TiO2 và thực thu 76,35%. Khi tuyển mẫu quặng sa khoáng deluvi mỏ titan Cây Châm với sơ đồ kết hợp tuyển rửa, tuyển trọng lực và tuyển từ đã thu được quặng tinh có hàm lượng 50,59% TiO2 và mức thực thu là 88,11%.

Một số vấn đề chế biến sâu quặng titan ở Việt Nam

Một số vấn đề chế biến sâu quặng titan ở Việt Nam

Báo cáo giới thiệu nguồn tài nguyên titan ở Việt Nam, hiện trạng khai thác và chế biến quặng titan. Trên cơ sở những công nghệ chế biến sâu trên thế giới, báo cáo đã đặt ra những vấn đề cần lưu ý khi chế biến sâu và đề xuất phương hướng thích hợp cho việc chế biến sâu quặng titan ở Việt Nam

Liti - Các ứng dụng, tình hình khai thác, chế biến trên thế giới và triển vọng TNKS Liti ở Việt Nam

Liti - Các ứng dụng, tình hình khai thác, chế biến trên thế giới và triển vọng TNKS Liti ở Việt Nam

Tài nguyên liti trên thế giới không lớn khoảng 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã được thăm dò đánh giá là gần 7 triệu tấn. Sản lượng khai thác, chế biến liti trên thế giới hiện nay là trên 20.000 tấn/năm. Với kết quả thăm dò địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản Li thực hiện từ năm 2002 -2009, Việt Nam đã ghi tên vào danh sách các nước có tiềm năng tài nguyên khoáng sản Li trên thế giới.

Tài nguyên khoáng sản Việt nam

Tài nguyên khoáng sản Việt nam

Báo cáo giới thiệu tổng quan về tài nguyên khoáng sản Việt Nam, đưa ra những đánh giá khách quan và từ đó đề xuất phương hướng hợp lý về điều tra, khảo sát và sử dụng tài nguyên khoáng sản.

Ứng dụng tiến bộ KHCN để phát triển ngành chế biến khoáng sản ở Việt Nam

Ứng dụng tiến bộ KHCN để phát triển ngành chế biến khoáng sản ở Việt Nam

Chế biến khoáng sản là công đoạn có khả năng nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng khoảng tô chênh lệch và giá trị kinh tế của TNKS. Mức độ chế biến càng sâu, giá trị gia tăng và khoảng tô chênh lệch càng lớn, nhưng cũng đòi hỏi trình độ công nghệ cao và đầu tư lớn hơn. Vì vậy việc lựa chọn mức độ, công nghệ chế biến và phương án sản phẩm khoáng sản hợp lý sẽ quyết định hiệu quả kinh tế tổng hợp của mỗi dự án phát triển khoáng sản.

Chế biến quặng kim loại nghèo bằng các phương pháp kết hợp luyện kim và tuyển khoáng

Chế biến quặng kim loại nghèo bằng các phương pháp kết hợp luyện kim và tuyển khoáng

Đã xuất hiện nhiều phương pháp chế biến quặng kết hợp luyện kim và tuyển khoáng nhưng chủ yếu có hai hướng chính: Là chế biến nhiệt và chế biến hóa học còn gọi là tuyển nhiệt và tuyển hóa.

Tiềm năng khoáng sản tỉnh Cao Bằng - Khả năng khai thác sử dụng và phát triển bền vững

Tiềm năng khoáng sản tỉnh Cao Bằng - Khả năng khai thác sử dụng và phát triển bền vững

Các khoáng sản quan trọng của Cao Bằng: mangan, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp (fluorit…), bauxit, chì - kẽm, uran, antimon. Vấn đề hiện nay là thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản mà vẫn bảo đảm phát triển bền vững.

Thời tiết
24°C
Thống kê
120
135
9,886
10,306,317
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 79.000 81.000
SJC 69.130 70.330
Đối tác