PHƯƠNG PHÁP BECHER - HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG  TRONG CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG TITAN SA KHOÁNG

PHƯƠNG PHÁP BECHER - HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG TRONG CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG TITAN SA KHOÁNG

Có nhiều phương pháp khử sắt trong quặng tinh ilmenite để nâng cao hàm lượng TiO2 trong sản xuất rutin nhân tạo như phương pháp Benelite, Austpac, hay Becher… Với phương pháp Benelite và Austpac phải dùng đến axit đặc và nhiệt độ do đó vấn đề ăn mòn thiết bị, tiêu hao năng lượng hoặc ô nhiễm môi trường khiến cho các phương pháp này chưa được triển khai ứng dụng tại Việt Nam. Phương pháp Becher dựa trên khả năng ăn mòn sắt trong dung dịch NH4Cl không độc hại để tách sắt ra khỏi ilmenite nên được coi là thân thiện với môi trường. Báo cáo này giới thiệu về phương pháp Becher và một số kết quả thí nghiệm trên đối tượng là quặng tinh ilmenite Bình Thuận. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, phương pháp này có thể tách sắt ra khỏi ilmenite từ đó nâng cao được hàm lượng TiO2 lên tới trên 85%, ngoài ra còn thu được bột oxit sắt đỏ, mịn có khả năng làm bột màu.

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH Cu, Si TRONG FERRO MOLIPDEN

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH Cu, Si TRONG FERRO MOLIPDEN

Bài báo trình bầy kết quả nghiên cứu quy trình phân tích định lượng tạp chất trong ferro molipden. Trung tâm Phân tích VILAS 143 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã tiến hành khảo sát các điều kiện tối ưu và xây dựng thành công phương pháp xác định hàm lượng đồng trong Ferro Molipden bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, hàm lượng silic bằng phương pháp chuẩn độ kiềm. Một số thông số của thiết bị như vạch đo, khe đo, cường độ đèn, chiều cao đèn, thành phần khí, tốc độ dẫn mẫu và các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo đã được nghiên cứu tối ưu trên hệ máy T 900 (Perkin – Elmer).

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHẾ BIẾN,  SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN ĐẤT HIẾM VIỆT NAM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN ĐẤT HIẾM VIỆT NAM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đất hiếm là nguyên liệu chiến lược cho các ngành công nghệ cao và nông nghiệp xanh có giá trị gia tăng cao, nhưng chủ yếu nằm trong công đoạn tinh chế, chế tạo sản phẩm đất hiếm và sử dụng chúng trong nền kinh tế quốc dân. Là quốc gia có nguồn tài nguyên đất hiếm lớn, nhưng sau hơn 40 năm ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam vẫn chưa định hình rõ rệt, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: chưa đánh giá chuẩn xác giá trị gia tăng của đất hiếm, chính sách phát triển chưa hợp lý, trông chờ công nghệ từ nước ngoài. Vì vậy đã bỏ lỡ những thời cơ phát triển nhanh. Để phát triển bền vững ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam cần nhanh chóng huy động nguồn tài nguyên đất hiếm trong nước; thời sự hóa chiến lược, chính sách phát triển hợp lý, bền vững ngành công nghiệp đất hiếm; phát huy vai trò của khoa học công nghệ và khuyến khích sử dụng đất hiếm vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp trong nước

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT HIẾM VÀ CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG ĐẤT HIẾM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT HIẾM VÀ CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG ĐẤT HIẾM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Kim loại đất hiếm đã trở thành vật liệu chiến lược của các Quốc gia phát triển và đang phát triển, vật liệu chiến lược của các ngành công nghệ cao như điện, điện tử, hạt nhân, quang học, vũ trụ, vật liệu siêu dẫn, siêu từ tính, luyện kim, thủy tinh và gốm sứ, phân bón vi lượng,...Tài nguyên đất hiếm trên Thế giới không hiếm và có tiềm năng lớn. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về đất hiếm. Khoa học kỹ thuật công nghệ cao càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng đất hiếm càng tăng. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu tuyển quặng đất hiếm với các đối tượng quặng khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu vào các khoáng vật quan trọng nhất như monazit, xenotim và bastnezit. Bài báo này tổng hợp những tài liệu nghiên cứu về đất hiếm, nhằm đánh giá tổng quan về tình hình khai thác, chế biến và sử dụng đất hiếm trên Thế giới và ở Việt Nam.

THỰC TRẠNG MỎ ĐẤT HIẾM ĐÔNG PAO HIỆN NAY. CHỦ TRƯƠNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV, TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN –TKV VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOÁNG SẢN ĐẤT HIẾM

THỰC TRẠNG MỎ ĐẤT HIẾM ĐÔNG PAO HIỆN NAY. CHỦ TRƯƠNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV, TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN –TKV VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOÁNG SẢN ĐẤT HIẾM

Được sự chấp thuận của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn), năm 2008 Tổng công ty Khoáng sản TKV (Tổng công ty) và các cổ đông đã thành lập Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico (Công ty) với vốn điều lệ là 350 tỷ đồng, trong đó có 55% vốn góp của Tổng công ty. Ngành nghề chính của Công ty là khảo sát, thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến, kinh doanh đất hiếm, đối tượng trọng tâm là mỏ đất hiếm Đông Pao.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SÀNG"BANANA" TẠI NHÀ MÁY TUYỂN THAN NAM CẦU TRẮNG

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SÀNG"BANANA" TẠI NHÀ MÁY TUYỂN THAN NAM CẦU TRẮNG

Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng sàng "Banana" tại Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng để nâng cao hiệu quả sàng tách cám cấp hạt mịn, kết quả đạt được là cơ sở để mở rộng áp dụng cho các nhà máy sàng tuyển than hiện nay và các nhà máy sàng tuyển than sẽ xây dựng mới của Tập đoàn TKV nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các đơn vị sàng tuyển than

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TUYỂN THAN TRÊN  MÁY TUYỂN HUYỀN PHÙ TANG QUAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH– TKV

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TUYỂN THAN TRÊN MÁY TUYỂN HUYỀN PHÙ TANG QUAY CỦA CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH– TKV

Công ty TNHH Một thành viên than Quang Hanh – TKV hiện đang áp dụng công nghệ tuyển huyền phù tang quay để tuyển than nguyên khai chất lượng thấp từ các phân xưởng khai thác. Dây chuyền công nghệ được lắp đặt và vận hành từ năm 2008; quá trình hoạt động, dây chuyền thể hiện được những ưu điểm so với các công nghệ khác. Bài viết này trình bày việc khảo sát, đánh giá kiểm tra lại hiệu quả làm việc của máy tuyển huyền phù và toàn bộ dây chuyền xưởng tuyển huyền phù tang quay.

CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN PHÂN LOẠI QUẶNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LÀM GIẦU SƠ BỘ QUẶNG ĐỒNG SIN QUYỀN, LÀO CAI BẰNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN TIA X

CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN PHÂN LOẠI QUẶNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LÀM GIẦU SƠ BỘ QUẶNG ĐỒNG SIN QUYỀN, LÀO CAI BẰNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN TIA X

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu làm giàu sơ bộ quặng đồng Sin Quyền, Lào Cai bằng công nghệ cảm biến tia X cho kết quả: nâng cao hàm lượng đồng nguyên khai lên khoảng 40% trước khi cấp vào công đoạn nghiền - tuyển (từ 0,9% lên trên 1,2%); Điều này đặc biệt quan trọng khi điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, khó khăn trong quá trình xúc bốc chọn lọc dẫn đến hàm lượng đồng trong quặng nguyên khai ngày càng giảm. Loại được khoảng 20 - 40% đá thải (phi quặng) trước khi đưa vào công đoạn nghiền - tuyển. Thu hồi tối đa tài nguyên, giảm tổn thất trong quá trình khai thác.

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN TẬN THU CHÌ, KẼM TRONG QUẶNG ĐUÔI THẢI XƯỞNG TUYỂN CHÌ KẼM CHỢ ĐIỀN – BẮC KẠN

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN TẬN THU CHÌ, KẼM TRONG QUẶNG ĐUÔI THẢI XƯỞNG TUYỂN CHÌ KẼM CHỢ ĐIỀN – BẮC KẠN

Xưởng tuyển chì kẽm Chợ Điền tỉnh Bắc Kạn thuộc Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên hoạt động từ năm 2001, sản lượng quặng thải từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến nay khoảng 850.000 tấn, phân tích quặng đuôi thải cho thấy nguyên tố có ích: chì 0.25% Pb, kẽm 1,35% Zn. Kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển thu hồi chì kẽm trong quặng thải đã lựa chọn được công nghệ tuyển trọng lực kết hợp với tuyển nổi, thu được quặng tinh chì có hàm lượng Pb đạt 50,13% và quặng tinh kẽm có hàm lượng Zn đạt 52,31%, tỷ lệ thực thu chì kẽm đều đạt trên 50% đảm bảo chất lượng cấp cho các nhà máy luyện kim màu.

Nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao

Nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao

Mục tiêu của đề tài nhằm xác định tính khả thi của việc ứng dụng các chế phẩn nano sắt xử lý nguồn thải có hàm lượng kim loại nặng cao trong ngành khai thác Than - Khoáng sản.

ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CELL TUYỂN TRONG TUYỂN NỔI ĐỒNG TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN – TKV

ỨNG DỤNG THIẾT BỊ CELL TUYỂN TRONG TUYỂN NỔI ĐỒNG TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN – TKV

Sử dụng thiết bị Cell tuyển thay thế máy tuyển nổi Cơ giới khí nén trong tuyển nổi đồng tại Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền Lào Cai – VIMICO, đã góp phần nâng cao thực thu tuyển đồng từ 92,5% lên 94,5%; giảm hàm lượng đồng trong quặng đuôi tuyển từ 0,08%Cu xuống còn 0,06%Cu; giảm các chỉ tiêu tiêu hao từ 4 – 30%. Ước giá trị làm lợi khoảng 30 tỷ đồng/năm.

KHAI THÁC SỬ DỤNG QUẶNG APATIT BỀN VỮNG –  TƯƠNG LAI TỪ NGUỒN QUẶNG II NGHÈO VÀ QUẶNG IV

KHAI THÁC SỬ DỤNG QUẶNG APATIT BỀN VỮNG – TƯƠNG LAI TỪ NGUỒN QUẶNG II NGHÈO VÀ QUẶNG IV

Apatit là một nguồn tài nguyên quý hiếm để phát triển ngành công nghiệp phân bón và hóa chất. Hiện nay, khi quặng loại I và quặng loại II giàu ngày một cạn kiệt, quặng loại III trữ lượng không còn đủ nhiều để duy trì hoạt động lâu dài của các nhà máy tuyển quặng thì tương lai của chế biến Apatit là từ nguồn quặng II nghèo và quặng IV. Nhận định rằng: “Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia cần được quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý”. Công ty Apatit Việt Nam không chỉ hướng tới những con số tăng trưởng ấn tượng mà về lâu dài, Công ty đang hướng tới khai thác nguồn “vàng nâu” của đất nước một cách hiệu quả và bền vững. Khai thác, chế biến apatit là mũi nhọn để phát triển công nghiệp phân bón - hóa chất, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chiến lược an ninh lương thực của Đảng và Nhà nước.

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG GRAPHIT MỎ BẢO HÀ,  LÀO CAI NHẰM THU HỒI TỐI ĐA GRAPHIT DẠNG VẢY

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG GRAPHIT MỎ BẢO HÀ, LÀO CAI NHẰM THU HỒI TỐI ĐA GRAPHIT DẠNG VẢY

Quặng graphit mỏ Bảo Hà là graphit tự nhiên tồn tại dưới cấu trúc dạng vảy, dạng tấm. Việc nghiên cứu thu hồi graphit dạng vảy, tấm là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Để thu hồi được graphit vảy thô +100 mesh (+ 0,149 mm) và vảy mịn -100 mesh (- 0,149 mm) đã sử dụng phương pháp nghiền chà xát gián đoạn kết hợp chế độ tuyển hợp lý để thu được kết quả rất đáng khích lệ: quặng tinh graphit vảy thô +100 mesh với hàm lượng cacbon (C) đạt 94,17 % ứng với thực thu 33,52 %; quặng tinh graphit vảy mịn -100 mesh có hàm lượng C là 82,09 % ứng với thực thu 59,79 %, tổng thực thu quặng tinh là 93,31 %. Tính riêng quặng tinh graphit vảy, mức thu hoạch bộ phận của cấp + 0,4 mm là 4,98 %; cấp -0,4 + 0,25 mm là 16,11 %; cấp -0,25 + 0,177 mm là 27,25 % và cấp -0,177 + 0,149 mm là 51,66 %. Hàm lượng C trong các cấp dao động trên dưới 94 %, cao hơn hẳn hàm lượng C trong quặng tinh graphit mịn -100 mesh (82,09 % C).

Nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao

Nano sắt để xử lý nước thải có hàm lượng kim loại nặng cao

Mục tiêu của đề tài nhằm xác định tính khả thi của việc ứng dụng các chế phẩn nano sắt xử lý nguồn thải có hàm lượng kim loại nặng cao trong ngành khai thác Than - Khoáng sản.

Kết quả đánh giá trình độ công nghệ Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền 2, theo thông tư 04/2014/TT-BKHCN

Kết quả đánh giá trình độ công nghệ Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền 2, theo thông tư 04/2014/TT-BKHCN

Trong những năm gần đây công tác đánh giá trình độ công nghệ (TĐCN) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đặc biệt quan tâm, thể hiện qua thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ký ngày 08/4/2014 hướng dẫn đánh giá TĐCN trong sản xuất.

Thời tiết
25°C
Thống kê
54
8,819
6,485
10,305,115
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 79.000 81.000
SJC 69.130 70.330
Đối tác