KHCN trong nước

CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SÂU CAO LANH VÀ ĐIATOMIT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

28/12/2020 - Thứ Hai - 10:43 Lượt xem: 1
Công nghệ chế biến sâu cao lanh và điatomit từ nguồn nguyên liệu tự nhiên của Việt Nam làm các chất phụ gia có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng của các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như phân bón nhả chậm, thuốc bảo vệ thực vật theo hướng phát triển bền vững. Ứng dụng công nghệ nano nhằm:

+ To ra các ht điatomit và cao lanh có khả năng hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và giải phóng chậm có kiểm soát theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tiết kiệm lượng phân bón sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường (nguồn đất, nước ngầm).  

+ Tạo ra hạt cao lanh đồng đều, có độ mịn cao, có khả năng hấp thụ tốt các hoạt chất BVTV, để làm phụ gia cho gia công các dạng thuốc BVTV thế hệ mới, thân thiện với môi trường, giảm liều lượng sử dụng trên cây trồng, từ đó giảm giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm và tạo ra nông phẩm sạch.

Với những kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu đã xây dựng qui trình công nghệ chế biến sâu nguyên liệu, qui trình công nghệ sản xuất các sản phẩm phân bón nhả chậm và gia công thuốc BVTV dạng khô cho một số đối tượng xác định. Cụ thể: 02 loại phân bón nhả chậm cho 02 loại cây công nghiệp và cây ăn quả (đều trồng trên vùng đất đồi nghèo dinh dưỡng) và 02 sản phẩm thuốc BVTV dạng WP và WDG. Các qui trình công nghệ sẽ được hoàn thiện thông qua sản xuất thử nghiệm với qui mô lớn hơn.

Tính ưu việt của các sản phẩm:

- Đối với sản phẩm phân bón chứa điatomit biến tính: Hiện nay công nghệ sản xuất phân bón thông thường chưa mang lại hiệu quả cao trong sử dụng vì các chất dinh dưỡng hấp thụ vào cây không hết, một phần bị quang phân, thủy phân hoặc bị phân hủy bởi vi khuẩn, gây lãng phí phân bón đồng thời làm ô nhiễm môi trường (đất và nguồn nước). Có nhiều phương pháp để tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm, một trong những xu hướng đáng chú ý hiện nay là biến tính, giảm kích thước hạt về cỡ nano của phụ gia phân bón, làm cho diện tích bề mặt tăng mạnh, hoạt tính bề mặt cao. Ngoài ra còn xuất hiện một số tính chất khác so với hạt lớn: tính lưu biến, tính chất bề mặt và cấu trúc. Khi phụ gia điatomit được biến tính sẽ tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua lớp biểu bì của cây, tăng độ ổn định và kiểm soát quá trình giải phóng hoạt chất, từ đó tăng hiệu quả sử dụng củasản phẩm. Ngoài ra, điatomit có nguồn gốc tự nhiên có khả năng tương hợp sinh học sẽ giảm thiểu đáng kể ô nhiễm cho môi trường và người sử dụng, nông phẩm tạo ra sẽ sạch hơn.

-  Đối với sản phẩm thuốc BVTV dạng khô: Khi gia công sản phẩm, khả năng hấp phụ của chất mang rất quan trọng vì mục đích đầu tiên của chất mang là phân tán hoạt chất đều khắp lên các hạt sẽ phun, rắc trên đồng ruộng. Cao lanh là chất trơ, không hại cho cây, không gây độc cho động vật máu nóng và là một trong những vật liệu đáp ứng được tất cả những tiêu chuẩn của chất mang nên đã được sử dụng rộng rãi làm chất mang cho thuốc BVTV từ lâu. Nó tham gia vào hầu hết các công thức gia công của thuốc BVTV dạng khô và chiếm tỷ lệ từ 10 đến trên 90% khối lượng sản phẩm. Ngoài ra, bản thân cao lanh cũng được sử dụng như một thuốc trừ sâu, phòng trừ một số côn trùng thân đốt hại cây. Các hạt nanosilica trong cao lanh kỵ nước được biến tính cũng được sử dụng thành công trong phòng trừ các côn trùng gây hại nông nghiệp. Do tính ưa dầu, chúng hấp thụ qua lớp mỡ ở da côn trùng và phá hủy lớp sáp bảo vệ (giống như một số acid béo đóng vai trò ngăn cản sự bay hơi nước) làm mất nước, làm cho côn trùng chết. Vì vậy, các sản phẩm thuốc BVTV dạng bột sử dụng chất mang là cao lanh biến tính sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ cao so với các sản phẩm thông thường.

Về mặt chất lượng sản phẩm:

       Các sản phẩm phân bón và thuốc BVTV rất cần cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên hiện nay, do tác động xấu của chúng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, do nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, thị trường cần những sản phẩm chất lượng cao và thân thiện với môi trường (ít gây ô nhiễm, tương hợp sinh học nên giảm sự suy thoái tài nguyên đất, ít để lại dư lượng trong nông phẩm). Mặt khác, vấn đề tận dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có như các khoáng vật tự nhiên ở trong nước để tạo ra sản phẩm tốt, mở rộng khả năng ứng dụng trong các ngành kinh tế khác nhau đang được nhà nước quan tâm phát triển. Do vậy, các sản phẩm của đề tài sẽ phát triển tốt trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu và xu hướng của thị trường cho ngành nông nghiệp trong nước.

Như vậy về mặt ứng dụng, vật liệu cao lanh và điatomit biến tính sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng của phân bón và thuốc BVTV, tạo ra các sản phẩm dạng mới thân thiện với môi trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ phát triển thêm những sản phẩm chất lượng cao, tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh. Vì vậy, kết quả thành công của đề tài có thể được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.  

TS. Nguyễn Thị Minh

Nguồn: "Kỷ yếu Hội nghị tổng kết giai đoạn 2010-2015 Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Năm 2016"

 

 

 


Tin khác
Thời tiết
25°C
Thống kê
38
23
467
10,353,323
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.000 84.000
SJC 73.880 75.580
Đối tác