Kinh tế và Thị trường khoáng sản

Sau thép, các kim loại màu khác tại châu Âu tiếp tục gặp khủng hoảng

12/09/2022 - Thứ Hai - 09:09 Lượt xem: 1
Giá khí đốt tăng cao kéo theo giá điện tăng lên mức tương tự khiến các nhà máy luyện kim tại châu Âu phải đóng cửa. Các nhà sản xuất kim loại màu đã cảnh báo rằng sản lượng sẽ bị cắt giảm mức chưa từng có và tình hình sẽ còn trầm trọng hơn nếu EU tiếp tục “ngó lơ”.

Giá điện tăng cao đe dọa ngành luyện kim

Ngành công nghiệp kim loại màu tại châu Âu đã phát đi tín hiệu cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa đến tương lai nhóm ngành này và nhiều nhà máy luyện kim sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn nếu không có hành động khẩn cấp từ EU.

Trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo EU, Eurometaux, Cơ quan thương mại về kim loại màu cho biết các vấn đề của ngành dẫn đến việc cắt giảm sản lượng chưa từng có đối với sản lượng trong năm qua, sẽ sâu sắc hơn nếu như EU tiếp tục “ngó lơ”.

Cơ quan thương mại cho biết, một nhà máy luyện nhôm ở Slovakia và một nhà máy kẽm ở Hà Lan đã ngừng sản xuất vô thời hạn với nguy cơ sẽ đóng cửa vĩnh viễn.

“Chúng tôi lo ngại sâu sắc rằng mùa đông sắp tới có thể giáng một đòn quyết định vào nhiều hoạt động. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo EU và các quốc gia thành viên thực hiện hành động khẩn cấp để duy trì các ngành công nghiệp sử dụng điện và ngăn chặn tình trạng mất việc làm đối với người lao động.” Cơ quan công nghiệp viết trong một bức thư có chữ ký của 40 giám đốc điều hành.

Chi phí năng lượng ở châu Âu đã tăng cao hơn nhiều so với châu Á và Mỹ sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu lục này. Điều này đang đe dọa sẽ xóa sổ ngành công nghiệp của khu vực.

Theo Eurometaux, châu Âu đã cắt giảm khoảng một nửa công suất sản xuất nhôm và kẽm được sử dụng trong mọi thứ từ ô tô, máy bay và bao bì đến thép mạ kẽm.

Giá khí đốt đã tăng lên khoảng 12 lần so với mức trung bình của thập kỷ trước sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp cho châu Âu. Điều đó đã khiến giá điện tăng lên một lượng tương tự. Điện được sử dụng với số lượng lớn bởi các lò luyện và các ngành công nghiệp nặng khác.

Trong một bức thư riêng gửi cho chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, 12 nhóm đại diện cho các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng điện bao gồm xi măng, hóa chất và thép đã yêu cầu EU thực hiện các biện pháp hạn chế giá khí đốt tự nhiên, điều chỉnh khung viện trợ nhà nước của khối.

Các cơ quan công nghiệp đã viết rằng: “Đối với nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng tại châu Âu, họ đều đang gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và không chắc chắn về các khoản đầu tư và phát triển tiếp theo.”

Châu Âu cần hành động sớm

Brussels dự kiến ​​sẽ đề xuất các mục tiêu cắt giảm nhu cầu điện và đánh thuế vào các công ty năng lượng. Số tiền thu được có thể được chuyển đến người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ đó sửa đổi các quy tắc viện trợ của nhà nước để cho phép Chính phủ hỗ trợ các công ty gặp khó khăn về tài chính.

Các kế hoạch sẽ được thảo luận tại cuộc họp khẩn cấp của các bộ trưởng năng lượng EU vào thứ Sáu khi các nước thành viên thúc đẩy Brussels thực hiện các hành động khắc phục nhanh chóng.

Ngày 6/8 vừa qua, Aluminium Dunkerque, nhà máy luyện kim loại lớn nhất tại châu Âu cho biết họ sẽ cắt giảm 22% sản lượng do giá điện tăng cao. Trước đó, Outokumpu, nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất ở châu Âu, cũng thông báo rằng họ sẽ trì hoãn việc khởi động lại một trong các lò nung của mình sau khi bảo trì.

Còn được gọi là “điện rắn”, nhôm cũng đang bị đe dọa đặc biệt nghiêm trọng vì các lò luyện nhôm cực kỳ tiêu tốn năng lượng, không thể dễ dàng điều chỉnh khối lượng sản xuất và khó khởi động lại sau khi tạm dừng.

Ông Nick Keramidas, Giám đốc các vấn đề pháp lý tại tập đoàn công nghiệp Hy Lạp sản xuất nhôm cho biết theo giá thị trường hiện tại, số tiền chi cho hóa đơn điện cần để sản xuất một tấn nhôm sẽ có giá khoảng 10.000 euro, cao gấp 4 lần so với trước đây. “Bất cứ ngành công nghiệp sử dụng điện đều không thể tồn tại với giá điện này. Ngay bây giờ, thật khó có thể mua được điện với mức giá có thể chấp nhận được.”

Theo kết quả của tình hình thị trường hiện tại, Eurometaux cho biết rằng nhiều nhà máy luyện sẽ đóng cửa vào đầu năm 2022 khi hết bảo hiểm rủi ro cho năm nay trừ khi EU thực hiện các biện pháp can thiệp sâu rộng và khẩn cấp vào thị trường điện.

Bà Ami Shivkar, nhà phân tích chính về thị trường nhôm của công ty tư vấn Wood Mackenzie, cho biết thêm 600.000 tấn nhôm có nguy cơ đóng cửa tạm thời ở châu Âu trong vài tháng tới. Để khởi động lại một nhà máy luyện kim, số vốn phải bỏ ra là một con số khổng lồ, đồng thời cảnh báo rằng việc đóng cửa tạm thời có thể biến thành vĩnh viễn.

Nguồn: Như Quỳnh/Nhịp sống thị trường


Tin khác
Thời tiết
29°C
Thống kê
55
492
1,481
10,346,653
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 81.650 83.850
SJC 75.360 77.060
Đối tác