Nghiên cứu và trao đổi

Ngành than: "xuất đi để bù nhập lại"?

21/08/2015 - Thứ Sáu - 16:03 Lượt xem: 1
Dự báo bắt đầu từ năm 2017, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu số lượng lớn than để phục vụ các nhà máy điện trong nước do thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, hiện ngành than vẫn đang xuất khẩu mặt hàng này. Người ta cho rằng đây là nghịch lý và sự lãng phí sử dụng tài nguyên bởi trước áp lực nhập khẩu lớn, đáng ra ngành phải hạn chế xuất khẩu để chuẩn bị cho tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng: hiện chúng ta đang xuất khẩu nhiều than antraxit, đây là loại quý hiếm trên thế giới, có giá trị kinh tế cao. Nếu không xuất khẩu mà đem phục vụ đốt điện cho các nhà máy nhiệt điện là có tội với thế hệ mai sau vì lãng phí. Giá trị của nó gấp 3, 4 lần than để đốt cho điện.

 Thiếu hụt than cho nhiệt điện

Theo Quy hoạch điện 7, để đáp ứng nhu cầu điện của Việt Nam năm 2020 là 330 tỷ kWh và 2030 là 695 tỷ kWh, ngoài các nhà phát triển điện khác, Việt Nam cần xây dựng 61 dự án nhiệt điện với tổng công suất là 71.710MW. Tính ra, nhu cầu than của ngành điện năm 2020 là 67,3 triệu tấn và năm 2030 là 171 triệu tấn.
Bộ Công Thương ước tính, năm 2015, sản lượng than thương phẩm của cả ngành đạt 40,03 triệu tấn, năm 2016 là 43,77 triệu tấn, năm 2020, sản xuất than thương phẩm của Việt Nam dự kiến chỉ 60-65 triệu tấn và năm 2030 là hơn 75 triệu tấn.
Than trong nước sản xuất không chỉ cung cấp cho điện mà còn cho các ngành kinh tế quốc dân khác cũng như xuất khẩu.Như vậy, sẽ có sự mất cân đối lớn về nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện, vì vậy ngành điện không còn con đường nào khác là phải nhập khẩu.
Hiện trung bình mỗi năm, từ 2012 đến 2014, Việt Nam tiêu thụ 17,7 triệu tấn than cho nhiệt điện. Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ năm 2016, Việt Nam sẽ phải nhập khoảng 3 – 4 triệu tấn than, mốc 2017 sẽ là thời gian Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nhiều than để phục vụ các nhà máy nhiệt điện, khoảng 5,5 triệu tấn. Đến năm 2020, khoảng 35 triệu tấn và tới năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.
Về vấn đề nhập khẩu than, kinh tế nhất, người ta dùng than cám năm, cám sáu trở xuống và thậm chí cám bảy. Năm 2017, sẽ bắt đầu nhập than nhưng do các liên doanh nước ngoài tự nhập. Hiện ta đang nhập khẩu từ Indonesia và một phần từ Úc, Nam Phi và Nga.
Hiện, mặc dù dự báo thiếu than từ năm 2017, thậm chí ngay từ bây giờ, nhiều nhà máy đã phải nhập than để phát điện. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu than ra nước ngoài. Nhiều ý kiến cho rằng đây là sự nghịch lý và thất thoái tài nguyên.
Tính chung, 5 tháng 2015, lượng than đá của Việt Nam xuất khẩu chỉ là 898 nghìn tấn, giảm 77,1% so với cùng kỳ năm 2014 và trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 96 triệu USD, giảm 66,7%.
Tính đến hết tháng 5/2015 xuất khẩu than đá giảm sâu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc với mức giảm lần lượt là 56% và 64%; tăng cao ở thị trường Inđônêxia và Philippin với tốc độ tăng là 198% và 193%.
Việt Nam xuất khẩu than đá 7 tháng đầu năm giảm 73,1% và giảm 60,6%. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, nhiều lần TKV kiến nghị Bộ Công Thương và xin Chính phủ xuất khẩu than với lý do để phục vụ sản xuất trong nước và giải quyết công ăn việc làm, bù chi kim ngạch nhập khẩu.
Theo ước tính của Tổng cục Hải Quan, hết năm 2014, Việt Nam đã nhập 4 triệu tấn than. Điều đáng nói hơn, nguồn than nhập khẩu của Việt Nam đến cả từ Trung Quốc – quốc gia mà từ nhiều năm qua luôn là thị trường nhập khẩu than lớn từ nước ta.
Ông Nguyễn Tiến Chỉnh – nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Chiến lược phát triển của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin): "Than antraxit là loại quý hiếm trên thế giới, nếu như ta đem than đó đưa vào đốt điện là có tội với thế hệ mai sau vì lãng phí. Giá trị của nó gấp 3, 4 lần than để đốt cho điện".

 Thiếu than, sao vẫn xuất?

Bài toán mà thế giới cũng như Việt Nam đau đầu là cân đối năng lượng. Ta đang thiếu hụt nguồn cấp cho điện nên phải nhập khẩu than để phục vụ phát điện. Về vấn đề nhập khẩu than, để kinh tế nhất người ta dùng than cám năm, cám sáu trở xuống và thậm chí đến bây giờ cám bảy mà cám bảy đốt cho điện. Năm 2017 sẽ bắt đầu nhập than nhưng do các liên doanh nước ngoài tự nhập. Hiện ta đang nhập khẩu từ Indonesia và một phần từ Úc, Nam Phi và Nga.
Theo ông Nguyễn Trọng Khiêm, Chủ tịch Hội Địa chất Than-Khoáng sản Việt Nam, việc nhập khẩu than đã được Vinacomin thí điểm từ vài năm trước.
Năm 2014, Việt Nam nhập 41.500 tấn than Antraxit từ Liên bang Nga về. Số than nhập khẩu này được trộn với than trong nước theo tỷ lệ 4-6, sau đó cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
Lý giải nghịch lý Việt Nam xuất khẩu than Antraxit rồi lại nhập khẩu chính loại than này, ông Kiêm nói: "Giá bán và mua than Antraxit mỗi nước khác nhau. Thực tế khi tìm hiểu các thị trường như: Indonesia, Úc chẳng hạn, họ đều bán than lignite nhưng do giá cả và nhiều vấn đề khác không phù hợp nên Việt Nam không mua được. Trong khi đó, Nga lại bán than Antraxit với giá hợp lý thì Việt Nam mua".
Đồng quan điểm với ông Chỉnh, ông Kiêm phân tích: Nếu sử dụng than Antraxit cung cấp cho nhiệt điện là vô cùng lãng phí vì nhiệt năng của loại than này quá cao, thành ra phải trộn với các loại than khác. Chính vì vậy, giải pháp xuất khẩu là hợp lý nhất để nhập khẩu các loại than cám, than lignite có giá thấp hơn về phục vụ nhà máy nhiệt điện.
Ông Nguyễn Trọng Khiêm, Chủ tịch Hội Địa chất Than-Khoáng sản Việt Nam
-------------------------------
Ở bất kỳ nước nào cũng có chuyện nhập thì vẫn nhập, xuất thì vẫn cứ xuất, nhất là khi có những loại than tốt nhưng nhu cầu trong nước hạn chế, xuất đi một, được lời hai, ba lần. Ngoài ra, các nước phát triển nào cũng phải trải qua giai đoạn bán quặng thô, sau khi có tích lũy, trình độ thì mới giải quyết được tình trạng này.
Ts. Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
-------------------------------
Nhiều năm qua, Vinacomin đã đi nhiều nước để tìm kiếm thị trường nhập khẩu than và một số nước có khả năng xuất khẩu than cho Việt Nam gồm: Úc, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Tuy nhiên, việc nhập khẩu than không hề đơn giản, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo ông Ngãi, tiêu chuẩn hàng đầu để nhập khẩu than là phải xem chất lượng than, chủng loại than có phù hợp với lò đốt của các nhà máy điện trong khu vực miền Nam hay không. Ví dụ, các lò đốt 600 MW hiện nay không sử dụng than antraxit được mà phải sử dụng than cám 3, cám 4 chất lượng cao hơn.
Ts. Ngô Đức Lâm, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Kỹ thuật, Bộ Công Thương
-------------------------------
Hiện, Việt Nam là nước đang phát triển nên tiêu thụ điện năng vẫn thấp, trung bình là 1.000 Kwh/người. Đối chiếu với Thái Lan, con số hiện tại là 3.000kWh/người, Malaysia 7000kWh/người, Singapore 40.000 Kwh/người. Yêu cầu phát triển là đương nhiên, và Việt Nam phải tính đến những kế hoạch nhằm có lợi nhất cho mình. Trong quy hoạch điện chạy than, để phát triển 7 đến 8% thì phải sử dụng rất nhiều than, vì các nguồn nhiên liệu sơ cấp khác ta không còn nhiều. Thủy điện không phát triển được nữa, khí đốt và dầu không nhiều nữa, không có cách nào khác, phải sử dụng than. Chính vì vậy, việc nhập khẩu than là giải pháp không thể không tính đến.

 

 Nguồn: Lê Thúy stockbiz.vn


Tin khác
Thời tiết
22°C
Thống kê
82
1,786
9,886
10,307,968
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 78.800 80.800
SJC 69.480 70.680
Đối tác