Quản lý và hoạt động khoáng sản trong nước

Masan muốn xây nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên tại Việt Nam

16/11/2022 - Thứ Tư - 10:19 Lượt xem: 1
Masan dự định xây dựng nhà máy tái chế vonfram nhằm đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sơ cấp từ hoạt động khai thác khoáng sản.

 Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan đề xuất Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu Vonfram. (Ảnh: TTXVN). 

Theo TTXVN, tại Hội nghị Hội nghị bàn tròn Doanh nghiệp Việt Nam - Đức diễn ra tối 13/11, ông Danny Le, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan (Mã: MSN) đã đề xuất Chính phủ Việt Nam xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu Vonfram để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho Dự án Nhà máy tái chế Vonfram.

Đây là dự án trọng điểm mà Masan đang dồn toàn lực để nghiên cứu triển khai, với tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực.

Năm 2013, Masan đã làm việc với các doanh nghiệp tại Đức nhằm tìm kiếm công nghệ tinh luyện Vonfram, thực hiện cam kết với Chính phủ Việt Nam về chế biến sâu, nâng cao giá trị cho sản phẩm khoáng sản trong nước.

Năm 2020, tập đoàn đã mua lại toàn bộ nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C. Starck Tungsten GmbH, một công ty hàng đầu về công nghệ tinh luyện Vonfram của CHLB Đức hơn 100 năm hoạt động và cũng là một trong số ít các công ty trên thế giới có nền tảng tái chế Vonfram toàn diện và thân thiện với môi trường.

Việc mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C. Starck Tungsten GmbH đã nâng tổng công suất của Masan vào khoảng 13.300 tấn sản phẩm Vonfram, đưa Việt Nam trở thành nhà sản xuất Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan cho biết đang tiếp tục cùng với H.C. Starck tìm hiểu, nghiên cứu, tiến tới triển khai dự án xây dựng nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sơ cấp từ hoạt động khai thác khoáng sản.

Đồng thời, tập đoàn cùng H.C. Starck đã ký kết thỏa thuận đầu tư 45 triệu bảng Anh vào Nyobolt, một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh.

Nyobolt dự kiến sẽ sử dụng vật liệu Vonfram công nghệ cao trong lớp phủ cực dương của pin, từ đó tạo ra một loại pin vượt trội, với thời gian sạc pin đầy hơn 90% trong chưa đến 5 phút; công suất cao hơn gấp 10 lần; độ bền gấp 10 lần, giúp tiết kiệm chi phí trên mỗi lượt sử dụng pin; gia tăng tính an toàn, khả năng chịu nhiệt cao hơn, giảm nguy cơ cháy nổ.

Masan đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ là nhà cung ứng vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới đồng thời trực tiếp tham gia, dẫn dắt thị trường các sản phẩm tiêu dùng công nghệ toàn cầu với pin hiệu suất cao.

Thực tế, Việt Nam sở hữu một mỏ đa kim chứa hàm lượng vonfram lớn nằm ở Núi Pháo, tỉnh Thái Nguyên, do một công ty của Canada phát hiện năm 1990. Năm 2006, công ty Canada bán lại quyền sở hữu mỏ cho Dragon Capital với giá 225 triệu USD. Nhìn thấy cơ hội, Masan đã đứng ra mua lại phần vốn góp của Dragon Capital ở Núi Pháo. Hiện tại, công ty con của Masan là CTCP Masan High-Tech Materials (Mã: MSR) đang đảm nhiệm vai trò khai thác vonfram tại Núi Pháo.

Sau năm 2020, tức sau khi mua lại toàn bộ nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C. Starck Tungsten GmbH, kết quả kinh doanh của MSR đã khởi sắc hơn.

9 tháng 2022, MSR ghi nhận doanh thu thuần 11.651 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp 2.003 tỷ đồng, biên lãi gộp đạt 17,2%, cải thiện so với 12,9% cùng kỳ. Chi phí tài chính trên 1.424 tỷ đồng, chủ yếu là do chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá. Kết quả, công ty lãi sau thuế gần 294 tỷ sau 9 tháng, cùng kỳ lỗ 222 tỷ.

Một trong các nguyên nhân khiến kết quả cải thiện là giá vonfram đã tăng mạnh trở lại từ năm 2021, đồng thời nguồn cung khan hiếm, hàng tồn kho ở mức thấp. Ngoài ra, nhu cầu về xe điện lớn dần giúp cho MSR hưởng lợi khi vonfram được ứng dụng trong công nghệ sản xuất pin.

Với kết quả trên, MSR đã thực hiện được 78% mục tiêu doanh thu và 59% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm sau ba quý.

 Kết quả kinh doanh của Masan High-Tech Materials. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của MSR).

Nguồn: vietnambiz.vn


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
275
15
168
10,352,527
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.000 84.000
SJC 73.880 75.580
Đối tác