Tài liệu chuyên ngành

Tóm tắt Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuyển khoáng Toàn quốc lần III (Phần II)

23/10/2013 - Thứ Tư - 22:07 Lượt xem: 1
Phần II 2. CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN KIM LOẠI VÀ QUÝ HIẾM LITI (LI) - CÁC ỨNG DỤNG, TÌNH HÌNH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRIỂN VỌNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LITI Ở VIỆT NAM

TS. Đào Duy Anh, TS. Nguyễn Văn Hạnh –Viện Khoa học Vật liệu-Viện KHCN Việt Nam

Li kim loại nhẹ nhất trong các kim loại. Các hợp chất của nó có rất nhiều đặc tính quý và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các ngành công nghệ cao. Tài nguyên liti trên thế giới không lớn khoảng 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã được thăm dò đánh giá là gần 7 triệu tấn. Sản lượng khai thác, chế biến liti trên thế giới hiện nay là trên 20.000 tấn/năm. Với kết quả thăm dò địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản Li thực hiện từ năm 2002 -2009, Việt Nam đã ghi tên vào danh sách các nước có tiềm năng tài nguyên khoáng sản Li trên thế giới.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG TITAN Ở VIỆT NAM

KS. Trương Đức Chính – Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam

Báo cáo giới thiệu nguồn tài nguyên titan ở Việt Nam, hiện trạng khai thác và chế biến quặng titan. Trên cơ sở những công nghệ chế biến sâu trên thế giới báo cáo đã đặt ra những vấn đề cần lưu ý khi chế biến sâu và đề xuất phương hướng thích hợp cho việc chế biến sâu quặng titan ở Việt Nam.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG GỐC VÀ SA KHOÁNG DELUVI MỎ TITAN CÂY CHÂM


KS. Vũ Tân Cơ, Th.S. Trần Thị Hiến-Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim

Báo cào trình bày kết quả thí nghiệm tuyển mẫu quặng gốc mỏ titan Cây Châm với sơ đồ kết hợp tuyển trọng lực và tuyển nổi đã thu được quặng tinh có hàm lượng 46,44 TiO2 và thực thu 76,35%. Khi tuyển mẫu quặng sa khoáng deluvi mỏ titan Cây Châm với sơ đồ kết hợp tuyển rửa, tuyển trọng lực và tuyển từ đã thu được quặng tinh có hàm lượng 50,59% TiO2 và mức thực thu là 88,11%.

CÔNG NGHỆ FINEX - CÔNG NGHỆ LUYỆN GANG TƯƠNG LAI

KS. Phạm Chí Cường –Hiệp Hội Thép Việt Nam, Hội KHKT Đúc Luyện kim Việt Nam

Giới thiệu quá trình thử nghiệm công nghiệp công nghệ luyện gang Finex của công ty Posco. Công nghệ Finex loại bỏ công đoạn luyện cốc và thiêu kết quặng sắt, sử dụng quặng và than chất lượng thấp có thể cạnh tranh với công nghệ luyện gang cổ điển bằng lò cao về cả kinh tế và bảo vệ môi trường. Vì vậy công nghệ Finex là công nghệ của tương lai.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHCN CỦA TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN –TKV

ThS. Nguyễn Minh Đường-Tổng Công ty Khoáng sản TKV

Báo cáo trình bày thực trạng, tồn tại, định hướng và biện pháp để phát triển hoạt KHCN của Tổng Công ty Khoáng sản trong khai thác, chế biến các khoáng sản kim loại đồng, thiếc, chì kẽm…

XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN SÂU QUẶNG TITAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

K.S Cao Văn Hồng

Báo cáo giới thiệu tổng hợp xu hướng công nghệ chế biến sâu quặng titan từ luyện xỉ titan 1 – 2 giai đoạn, sản xuất rutil nhân tạo, sản xuất pigment titan và sản xuất titan kim loại. Báo cáo cũng đưa ra nhận xét về những hạn chế trong công nghệ chế biến quặng titan của Việt Nam hiện nay. Báo cáo đề xuất Việt Nam nên đầu tư công nghệ luyện xỉ titan hiện đại (hai giai đoạn, thế hệ thứ 4 – thứ 5).

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO MỨC THU HỒI KHOÁNG VẬT SẮT ĐI KÈM CỦA NHÀ MÁY TUYỂN QUẶNG ĐỒNG SIN QUYỀN - LÀO CAI

KS. Đổng Quốc Hưng; TS. Nguyễn Thị Minh-Hội Tuyển Khoáng Việt Nam

Báo cáo trình bày kết quả thí nghiệm sơ đồ tuyển từ gồm có tuyển tinh, tuyển vét và khử từ để thu hồi khoáng vật sắt đi kèm trong quặng đồng. Quặng tinh Fe có chất lượng đạt tiêu chuẩn luyện kim và mức thực thu cao hơn 15 – 20% so với hiện đang sản xuất. Để giảm hàm lượng lưu huỳnh trong quặng tinh sắt có thể sử dụng phương pháp tuyển nổi với thuốc kích động là CuSO4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TUYỂN MỘT SỐ MẪU QUẶNG SẮT NGHÈO HÀ GIANG

TS. Nguyễn Đức Quý, KS. Đồng Quốc Hưng, KS. Kiều Cao Thăng, TS. Phạm Hữu Giang, ThS. Đinh Thu Hiên – Hội Tuyển khoáng Việt Nam

Báo cáo giới thiệu sơ lược về tài nguyên và tình hình khai thác, tuyển quặng sắt của Việt Nam. Trình bày kết quả thí nghiệm tuyển hai mẫu quặng sắt nghèo Tùng Bá và Sàng Thần tỉnh Hà Giang (43 – 52% Fe) có thành phần khoáng vật và hóa học phức tạp và xâm nhiễm mịn. Với sơ đồ nghiền tuyển hai giai đoạn bằng phương pháp tuyển trọng lực hoặc kết hợp với tuyển từ có thế thu được quặng tinh sắt có hàm lượng > 63% Fe và thực thu 73 – 75%.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT FEROCROM CACBON THẤP


KS. Phạm Bá Kiêm, KS. Hoàng Văn Quân – Viện KH&CN Mỏ- Luyện kim

Báo cáo trình bày hai phương pháp sản xuất ferocrom cacbon thấp theo công nghệ nhiệt nhôm và nhiệt silic hoàn nguyên ôxyt crom. Việc lựa chọn công nghệ phụ thuốc vào quy mô sản xuất và mục tiêu sử dụng ferocrom. Đồng thời chú ý đến độ kiềm của xỉ.

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC HỢP LÝ CHO MỎ SA KHOÁNG CROMÍT CỔ ĐỊNH


TS. Lê Tuấn Lộc- Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Năm Sao

Báo cáo nêu lên những điểm tồn tại và bất hợp lý của công nghệ khai thác sức nước và tuyển quặng cromit trong 50 năm qua cũng như khai thác tàu cuốc của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra 2 phương án khai thác hợp lý và qua so sánh đã đề xuất phương án khai thác bằng súng bắn nước phối hợp máy xúc và máy gạt phụ trợ.

THU HỒI NIKEN TỪ QUẶNG LATERIT CHẤT LƯỢNG THẤP BẰNG TUYỂN TỪ

PGS.TS Trần Văn Lùng – Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu tuyển quặng laterit nghèo chứa niken và sắt của trường đại học Tokyô (Nhật Bản). Bằng phương pháp nung kết hợp với tuyển từ cho phép nâng hàm lượng Ni từ 1,5% lên 2.9%, với thực thu niken đạt 48%.

KHỬ SẮT TRONG QUẶNG CRÔMIT ĐỂ SẢN XUẤT FERRO-CRÔM CHẤT LƯỢNG CAO

GS.TS. Phùng Viết Ngư, GS.TS.Bùi Văn Mưu,TS. Đặng Văn Hảo và NNK Hội KHKT Đúc – Luyện kim Việt Nam

Báo cáo giới thiệu quá trình khử bớt sắt trong quặng crômit bằng phương pháp tuyển nhiệt-từ và tuyển nhiệt-hóa. Kết quả nâng được môdul Cr2O3, FeO từ 1,7 lên 3,52-4,7. Sản phẩm này được đưa để thí nghiệm luyện thành công ferro crôm (65-67% Cr2O3).

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ THỬ NGHIỆM BỘT ZIRCON KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT KIM CANXI

KS. Nguyễn Văn Sinh, KS. Trần Duy Hải và NNK Viện Công nghệ xạ hiếm

Báo cáo trình bày các kết quả đã nghiên cứu chế tạo: Hệ thiết bị nhiệt kim đảm bảo độ kín áp suất chân không đến 10-2at ở nhiệt độ 900 - 1000oC, đạt năng suất sản phẩm 100 - 300g/mẻ; Qui trình công nghệ hoàn nguyên nhiệt kim dioxit zirconi bằng canxi kim loại, đã thu được bột kim loại với hiệu suất sản phẩm 95 - 98%, đạt chỉ tiêu thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn các nước và tiêu chuẩn quân sự của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng là hàm lượng tổng Zr đạt 98,51%; hàm lượng Zr hoạt hóa đạt 95,0%, tổng các tạp chất có hại nhỏ hơn 2%, nhiệt độ bùng cháy đạt thấp hơn 200oC, kích thước hạt trung bình đạt 4,891 µm, phổ phân bố kích thước hạt từ 0,06 đến 19 µm là 100%. Trong báo cáo trình bày thêm yếu tố công nghệ tinh luyện chưng cất chân không bột kim loại ở nhiệt độ 800oC trong lò tinh luyện chân không cao VRS-15G, thu được bột có chất lượng cao. Sản phẩm của đề tài đã được ứng dụng vào chế tạo thuốc hỏa thuật MC1 cho công nghiệp quốc phòng.

 
CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHỆ HÒA TÁCH XIANUA ĐỂ THU HỒI VÀNG TỪ QUẶNG VÀ QUẶNG TINH

TS. Nguyễn Hoàng Sơn - Đại học Mỏ Địa chất TS. Nguyễn Đức Quý – Hội Tuyển khoáng VN

Bài báo giới thiệu những phương án công nghệ của quá trình xianua hóa quặng vàng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đồng thời cũng giới thiệu sơ bộ tình hình khai thác và chế biến quặng vàng của Việt Nam.

PHƯƠNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ NIKEN KIM LOẠI TỪ NGUỒN QUẶNG NIKEN VIỆT NAM


TS. Phạm Đức Thắng, Ngô Huy Khoa và NNK Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bài báo giới thiệu sơ lược về quặng niken mỏ Bản Phúc, Sơn La, và những kết quả nghiên cứu ban đầu về quy trình công nghệ chế biến để thu được niken kim loại. Khi sử dụng kết hợp các phương pháp tuyển nổi, luyện kim (thủy luyện, hỏa luyện) và điện phân.

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TRIỂN VỌNG KHAI THÁC VÀNG SA KHOÁNG QUY MÔ NHỎ


KS. Nguyễn Duy Tiềm-Hội Tuyển khoáng Việt Nam

Bài viết nêu lên những đánh giá sơ bộ về triển vọng khai thác vàng sa khoáng qui mô nhỏ.

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG ĐẤT HIẾM TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ XẠ HIẾM

TS. Nguyễn Bá Tiến – Viện Công nghệ xạ hiếm

Bài viết trình bày tóm tắt về các kết quả nghiên cứu hòa tách, phân chia và các kết quả nghiên cứu ứng dụng đất hiếm trong các lĩnh vực luyện kim, màu, gốm sứ, vật liệu, xúc tác và đặc biệt là các kết quả ứng dụng các nguyên tố đất hiêm trong nông nghiệp. Bài viết cũng giới thiệu về xu hướng ứng dụng các sản phẩm đất hiếm trong tương lai.

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ QUẶNG VÀNG GỐC SUNFUA ĐỨC TRỌNG - TRÀ NĂNG - LÂM ĐỒNG

ThS. Trần Trung Tới, TS. Nguyễn Hoàng Sơn TS – ĐH Mỏ - Địa chất; TS. Nguyễn Đức Quý – Hội Tuyển khoáng Việt Nam

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu lựa chọn phương án tiền xử lý quặng tinh vàng gốc sunfua bằng phương pháp thiêu oxi hóa. Để có được nguyên liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu cho quá trình thu hồi vàng bằng công nghệ hòa tách xianua và các công nghệ khác đạt hiệu quả thu hồi vàng cao...

Nguyễn Đức Quý (Theo vampro)


Tin khác
Thời tiết
26°C
Thống kê
25
123
467
10,353,154
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.000 84.000
SJC 73.880 75.580
Đối tác