Tài liệu chuyên ngành

Tóm tắt Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuyển khoáng Toàn quốc lần IV (phần IV)

08/12/2014 - Thứ Hai - 10:53 Lượt xem: 1

PHẦN IV: CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN PHI KIM LOẠI

NHỮNG BƯỚC TRƯỞNG THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ MÁY TUYỂN QUẶNG APATIT LOẠI III  LÀO CAI

KS. Phùng Đức Độ - Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Mỏ

Hơn 50 năm qua tập thể cán bộ kỹ thuật Công ty Mỏ-INCODEMIC, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu tuyển quặng apatit loại III với chế độ công nghệ và thuốc tuyển khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đã được áp dụng để thiết kế, xây dựng và đưa vào sản xuất các nhà máy tuyển Cam Đường, Bắc Nhạc Sơn

KHAI THÁC CHẾ BIẾN MUỐI MỎ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÒA TAN VÀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI

KS. Phùng Đức Độ - Vilachemsalt – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Báo cáo giới thiệu tổng quan công nghệ khai thác chế biến muối mỏ bằng các phương pháp hòa tách toàn phần và hòa tách chọn lọc và giới thiệu Dự án khai thác muối mỏ tại huyện NongBok, tỉnh Khammouan, nước CHDCND Lào bằng phương pháp hòa tách, kết tinh phân đoạn để thu KCl và NaCl. Báo cáo cũng đề cập đến tác động môi trường và các biện pháp xử lý khi khai thác chế biến muối mỏ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG LITI CHỨA KHOÁNG LEPIDOLIT BẰNG PHÂN TÍCH NHIỄU XẠ RƠNGHEN (XRD) VÀ TOPAS

ThS. ĐinhThị Thu Hiên1, TS. Đào Duy Anh2 - 1 Trung tâm PTTNĐC – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2 Viện KH&CN Mỏ-Luyện kim

Quặng liti vùng La Vi tỉnh Quảng Ngãi thuộc dạng thành tạo pegmatit. Sử dụng phương pháp phân tích XRD và xử lý bằng phần mềm Topas cho phép xác định thành phần khoáng trong quặng tinh cũng như sự biến đổi thành phần, cấu trúc quặng sau nung chuyển hóa. Kết quả nghiên cứu cho phép định hướng công nghệ điều chế các sản phẩm của liti.

 

ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT QUẶNG MAGNESIT KHU VỰC TÂY KON QUENG, TỈNH GIA LAI, VIỆT NAM

ThS. Trần Thị Hiến - Viện KH&CN Mỏ - Luyện kim

 

Magnesit là loại khoáng sản cần cho nhiều lĩnh vực công nghiệp. Từ magnesit có thể chế biến các hóa chất tinh khiết như MgO, MgCO3, Mg(OH)2, MgSO4. Các hợp chất này là những nguyên liệu quan trọng sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác như: nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa kiềm tính, xi măng mác cao P700, đá mài, thiết bị gia nhiệt bằng điện; sản xuất cao su chịu nhiệt; hóa dược v.v.... Ở Việt Nam có 2 mỏ magnesit được thăm dò, tuy nhiên mỏ Kon Queng (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) có trữ lượng khá lớn [3]. Để nâng cao chất lượng sản phẩm magnesit cần nghiên cứu tỷ mỉ thành phần vật chất xác định khoáng tạp có hại, sau đây là kết quả nghiên cứu.

 

NGHIÊN CỨU TUYỂN NỔI NGƯỢC QUẶNG APATIT LOẠI II LÀO CAI  BẰNG THUỐC TUYỂN NỔI VH10 VÀ THUỐC TUYỂN NỔI CATION.

 

ThS. Bùi Đăng Học; ThS. Nguyễn Thị Tâm; KS. Lê Chí Thành - Viện Hóa học CNVN – Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

 

Báo cáo giới thiệu kết quả nghiên cứu tuyển nổi ngược hai giai đoạn các mẫu quặng apatit loại II khu vực Đông Hồ, Lào Cai. Giai đoạn 1, tuyển nổi dolomit bằng thuốc tập hợp VH10 do Viện Hóa học công nghiệp chế tạo ra; giai đoạn 2 tuyển nổi silicat bằng thuốc tập hợp cation. Phần nằm lại ngăn tuyển là tinh quặng Apatit.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG DOLOMIT CỐC SAN, LÀO CAI

ThS. Dương Mạnh Hùng, ThS. Hồ Ngọc Hùng, KS. Nguyễn Thị Quỳnh Liên - Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu, đề xuất công nghệ chế biến quặng dolomit để thu được sản phẩm làm trợ dung cho luyện kim đen và làm nguyên liệu dùng cho nhiều ngành công nghiệp khác.

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÔNG PHẾ THẢI CHO TUYỂN QUẶNG FENSPAT MỎ NGỌT, PHÚ THỌ

TS. Nguyễn Đức Quý, TS. Nguyễn Văn Hạnh, ThS. Nguyễn Văn Trọng - Hội Tuyển khoáng Việt Nam

Báo cáo giới thiệu về công nghệ sản xuất không phế thải trong các ngành công nghiệp nói chung và đặc điểm khi áp dụng trong ngành công nghiệp khoáng sản nói riêng. Cũng giới thiệu quá trình nghiên cứu thiết kế và hiệu quả của việc áp dụng công nghệ sản xuất không phế thải cho tuyển quặng fenspat Mỏ Ngọt, Phú Thọ để thu được các sản phẩm fenspat, mica, thạch anh và khối lượng quặng đuôi thải không đáng kể (<5% quặng nguyên). Đề xuất tiếp tục áp dụng công nghệ sản xuất không phế thải cho các cơ sở khai thác chế biến khoáng sản đang gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG SÉT DI LINH, LÂM ĐỒNG

TS. Hoàng Thị Minh Thảo (1), PGS.TS. Jörn Kasbohm (2), TS. Nguyễn Thanh Lan(3) - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; (2) Jörn-Kasbohm-Consulting, CHLB Đức; (3) Đại học Kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức

Sét bentonit Di Linh được nghiên cứu phân tích bằng TEM-EDX, XRD, XRF và nhiệt (DTA) để tính toán công thức cấu trúc hóa học và định lượng các pha khoáng vật của sét. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần cấp hạt <2µm sét bentonit Di Linh bao gồm chủ yếu là montmorillonit (Ca0.06Mg0.03Na0.09K0.03 Al1.39Fe0.25Mg0.26(OH)2 Si3.96Al0.04O10) và khoáng sét lớp xen 2 thành phần illit-smectit có độ xen lớp đều đặn (R1) (Ca0.04Mg0.07Na0.18K0.16 Al1.76 Fe0.08Mg0.16(OH)2 Si3.62Al0.38O10). Ngoài ra còn có khoáng sét xen lớp 3 thành phần kaolinit-smectit-vermiculit nghèo Fe và một lượng vết của khoáng sét xen lớp 3 thành phần chlorit-smectit-vermiculit giàu Fe. Với đặc điểm trên, bentonit Di Linh có thể dùng làm lớp chắn cô lập chất thải phóng xạ hoạt độ cao trong bồn chứa rác thải hạt nhân.

 

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUẶNG TALC THU NGẠC SỬ DỤNG CHO CÔNG NGHIỆP

PGS.TS. Ngô Kế Thế, TS. Nguyễn Văn Hạnh, PGS.TS. Kiều Quý Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quặng talc Thu Ngạc, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã được phân tích XRF, XRD, EPMA, ICP-MS, FTI và trạng thái rắn cộng hưởng từ hạt nhân của silic và hydro (29Si NMR và 1H NMR) nhằm đánh giá chất lượng sử dụng cho công nghiệp. Kết quả phân tích hóa họchóa tinh thể xác định quặng talc Thu Ngạc rất sạch, có sự đồng nhất về khoáng vật, hóa học theo chiều sâu và giữa các thân quặng, có thể dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Kết quả thí nghiệm tuyển đã xác định cấp hạt mịn nhỏ hơn 35μm "nguồn chứa" các tạp chất và có thể loại bỏ để nâng cao chất lượng talc Thu Ngạc.

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG TALC  TÂN SƠN, PHÚ THỌ

ThS. Nguyễn Văn Trọng, ThS. Nguyễn Thu Thủy, KS. Nguyễn Thị Quỳnh Liên -  Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển quặng talc Tân Sơn, Phú Thọ. Kết quả  thu được quặng tinh talc có thu hoạch lớn hơn 50%, hàm lượng SiO2 ≥61%; MgO>30; Fe2O3<1%; TiO2<0,08% ; MKN 4-5%; CaO<0,80% và độ trắng đạt 90,14% đáp ứng yêu cầu chất lượng làm nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ, sơn, polymer.

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ TUYỂN QUẶNG KAOLIN TIÊN PHƯỚC, QUẢNG NAM 

ThS. Nguyễn Thu Thủy(1), ThS. Nguyễn Văn Trọng(1), TS. Nguyễn Văn Hạnh(2) - (1) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2)Hội Tuyển khoáng Việt Nam 

Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu công tuyển quặng kaolin Quảng Nam. Bằng phương pháp tuyển trọng lực thu được quặng tinh kaolin có hàm lượng SiO2 ≤46%; Al2O3≥34%; Fe2O3≤1,10%; TiO2≤0,10%; K2O≤2,80%; MKN≥13%; MgO≤ 0,60%; CaO ≤0,80% và độ trắng sau nung ≥75 % đáp ứng yêu cầu chất lượng làm nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ theo TCVN 6301-1997 và TCVN 6030-1997. Bằng phương pháp xử lý hoá học sản phẩm quặng tinh tuyển cơ học giảm hàm lượng sắt trong quặng  tinh xuống <0,70%, hàm lượng TiO2 xuống còn <0,09 % và nâng cao độ trắng của sản phẩm sau khi nung >85 % đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu cho sơn, chất độn cho giấy.

Nguồn: Vampro.vn


Tin khác
Thời tiết
28°C
Thống kê
24
1,391
296
10,346,071
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 81.650 83.650
SJC 75.360 77.060
Đối tác