Tài liệu chuyên ngành

Tóm tắt Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuyển khoáng Toàn quốc lần IV (phần II)

08/12/2014 - Thứ Hai - 11:29 Lượt xem: 1

PHẦN II: QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ THÀNH CỦA CÁC MÔ HÌNH KHAI THÁC THIẾC SA KHOÁNG TRONG TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN-VINACOMIN

 ThS. Đỗ Hữu Chiêm - Tổng Công ty Khoáng sản–Vinacomin

 
Báo cáo tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới gia thành của các mô hình khai thác thiếc sa khoáng tại các đơn vị của Tổng Công ty Khoáng sản–Vinacomin và nêu những định hướng trong khai thác thiếc của các đơn vị này.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH YÊN BÁI

KS. Lê Đình Đạo - Chủ tịch Hội Địa chất–Khoáng sản tỉnh Yên Bái
 
 Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 116 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng thông thường, đá trắng, quặng sắt và quặng chì kẽm với quy mô nhỏ và rất nhỏ <50.000m3/năm. Báo cáo còn giới thiệu những thành tựu, tồn tại và nêu một số kiến nghị có liên quan đến công tác quản lý, hoạt động khoáng sản của địa phương và cả nước.
 
VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
 

 ThS. Lại Văn Mạnh - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 

 
Các hoạt động khoáng sản có mối liên hệ chặt chẽ với định nghĩa của phát triển bền vững - "là sự phát triển mà đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai", và bao gồm cả ba trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Các chính sách tài chính là một giải pháp hiệu quả để đạt được các định hướng chính của phát triển bền vững trong các hoạt động khoáng sản và thích ứng với các xu thế bất lợi về quản trị khoáng sản trên thế giới. Ở khía cạnh lý thuyết, các công cụ tài chính như: thuế, phí và các công cụ tương đồng đóng các vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các hệ quả xấu do các hoạt động khoáng sản gây ra, tăng cường hiệu quả kinh tế và đảm bảo công bằng giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân địa phương. Thêm vào đó, các cơ chế về chia sẻ, phân bổ và sử dụng các nguồn thu từ khoáng sản có sự liên hệ với "lời nguyền tài nguyên" và các mục tiêu của phát triển bền vững trong dài hạn. Trên thực tế, tăng cường các chính sách tài chính đã được đề cập đến trong nhiều văn bản của Đảng, Quốc hội và Chính phủ và được xem là một giải pháp quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững trong các hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta đã ban hành các điều chỉnh nhiều chính sách tài chính trong lĩnh vực này và hầu hết các chính sách đó đều có vai trò hỗ trợ cho các mục đích của phát triển bền vững trong các hoạt động khoáng sản ở Việt Nam, nhưng trên thực tế chúng chưa phát huy được vai trò. Do đó, cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp để tăng cường vai trò của các chính sách tài chính nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra trong chiến lược khoáng sản và các chiến lược liên quan khác.
 
TRẠNG CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẠCH HƠN
HIỆN
 
Nghiêm Xuân Nguyên - Sở Công Thương Thái Nguyên
 
Thái Nguyên có 250 điểm mỏ và ngành khai khoáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với 169 giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2006 đến nay tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các dự án “sản xuất sạch hơn” trong ngành sản xuất xi măng và luyện kim màu. Trong quá trình thực hiện đã đạt được một số kết quả, nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế. Báo cáo cũng đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển sản xuất sạch hơn trong thời gian tới.

 

CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TIẾP THEO CỦA VIỆT NAM

TS. Nguyễn Đức Quý - Hội Tuyển khoáng Việt Nam

 

Báo cáo phân tích vai trò và quy trình phát triển tài nguyên khoáng sản trong nền kinh tế thị trường; giới thiệu vị trí và nhiệm vụ của công tác chế biến khoáng sản đối với các ngành công nghiệp tiếp theo như năng lượng, luyện kim, hoá chất, xây dựng, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, điện tử và viễn thông, nông nghiệp, y tế và dược phẩm…Báo cáo còn đánh giá những thành tựu và phân tích những hạn chế trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo sản phẩm khoáng sản của Việt Nam. Để phát triển bền vững ngành công nghiệp khoáng sản Việt Nam nói chung và ngành chế biến chế tạo khoáng sản nói riêng cần phải tiếp cận những khái niệm mới, tiến bộ khoa học công nghệ và kinh nghiệm của thế giới để nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy trong công tác quản lý, quản trị tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

 

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHOÁNG SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH
 

Nguyễn Văn Thắng - Sở Công Thương Bình Định

 Bài báo giới thiệu khái quát về thực trạng ngành công nghiệp khai khoáng và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định với 02 nội dung: Thực trạng về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; công tác ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Bài báo cũng nêu những vấn đề tồn tại và cần có giải pháp khắc phục.

QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, THỰC TRẠNG VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

 
ThS. Trần Thanh Thủy - Trung tâm Con người và Thiên nhiên
 
Tài nguyên khoáng sản đã được nhiều quốc gia sử dụng như nguồn lực tiền đề cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Do có tính chất không tái tạo, nguồn lực tài chính từ khai thác tài nguyên khoáng sản thường được sử dụng để phát triển các ngành công nghiệp khác có tính bền vững hơn và xây dựng năng lực con người để đảm bảo mục tiêu phát triển lâu dài của quốc gia. Do đó, quản lý nguồn lực tài chính từ khai thác tài nguyên được coi là một trong những nội dung quan trọng để chuyển hóa tài nguyên khoáng sản thành thịnh vượng xã hội.  Để đạt được mục tiêu trên, việc quản lý nguồn lực tài chính cần đảm bảo 3 yêu cầu chính:(i) Thu một cách hiệu quả các khoản đóng góp từ khai thác tài nguyên để hạn chế nguy cơ thất thoát ngân sách liên quan đến trốn thuế hay tham nhũng; (ii) Quản lý tốt nguồn thu để hạn chế các rủi ro cho ngân sách trong bối cảnh nguồn thu từ khai thác tài nguyên rất phụ thuộc thị trường thế giới vốn rất biến động và (iii) Đầu tư một cách hợp lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Nguồn: vampro.vn


Tin khác
Thời tiết
31°C
Thống kê
8
339
1,219
10,341,019
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 81.700 84.000
SJC 74.450 76.650
Đối tác