Tài nguyên khoáng sản

Liti - Các ứng dụng, tình hình khai thác, chế biến trên thế giới và triển vọng TNKS Liti ở Việt Nam

22/01/2014 - Thứ Tư - 10:57 Lượt xem: 1
Tài nguyên liti trên thế giới không lớn khoảng 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã được thăm dò đánh giá là gần 7 triệu tấn. Sản lượng khai thác, chế biến liti trên thế giới hiện nay là trên 20.000 tấn/năm. Với kết quả thăm dò địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản Li thực hiện từ năm 2002 -2009, Việt Nam đã ghi tên vào danh sách các nước có tiềm năng tài nguyên khoáng sản Li trên thế giới.

TS. Đào Duy Anh, TS. Nguyễn Văn Hạnh

Viện Khoa học Vật liệu-Viện KH và CN Việt Nam

 

Li kim loại nhẹ nhất trong các kim loại. Các hợp chất của nó có rất nhiều đặc tính quý và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các ngành công nghệ cao. Tài nguyên liti trên thế giới không lớn khoảng 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã được thăm dò đánh giá là gần 7 triệu tấn. Sản lượng khai thác, chế biến liti trên thế giới hiện nay là trên 20.000 tấn/năm. Với kết quả thăm dò địa chất, đánh giá tiềm năng khoáng sản Li thực hiện từ năm 2002 -2009, Việt Nam đã ghi tên vào danh sách các nước có tiềm năng tài nguyên khoáng sản Li trên thế giới.

1. Liti và các ứng dụng của Li 

Liti (Lithium-Li) nằm ở vị trí thứ 3 trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, là kim loại nhẹ nhất trong tất cả các kim loại. Li thuộc nhóm kim loại kiềm với các đặc tính vật lý như sau:

-         Màu sắc: màu trắng bạc đến màu ghi; Trọng lượng nguyên tử: 6.94

-         Tỉ trọng tại 20 oC (g/cm3): 0.535; Độ cứng (theo bảng Mohr): 0.6

-         Nhiệt độ nóng chảy: 180.5 oC; Nhiệt độ sôi: 1342 oC

-         Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt ( hệ số dẫn nhiệt: 84.8 J/m sec oC ; điện trở suất tại 20 oC: 9.45 x 10-6 µohm-cm).

Li có khả năng phản ứng cao, chính vì vậy trong thiên nhiên nó không tồn tại ở dạng nguyên tố tự do mà thường ở dạng hợp chất. Ở nhiệt độ phòng, Li chỉ bền vững lâu dài trong điều kiện không khí khô tuyệt đối, nó dễ dàng bị chuyển hóa sang dạng ôxít trong điều kiện môi trường ẩm.

Li được phát hiện và phân tách từ khoáng petalit (LiAlSi4O10) trong đới pegmatit bởi nhà địa chất Thụy Điển Arfvedson năm 1817, Li được phân lập lần đầu tiên dưới dạng kim loại ở khối lượng rất nhỏ (vết) bởi Davy và Brande năm 1818, ở khối lượng lớn hơn bởi Bunsen và Mathiessen năm 1854 và được điều chế dưới dạng sản phẩm kim loại thương mại lần đầu tiên vào năm 1925 tại Đức. Năm 1927, nhà máy sản xuất Li quy mô công nghiệp đầu tiên đi vào hoạt động tại Mỹ (Garrett, 2004). Hàm lượng trung bình của Li trong vỏ trái đất từ 6 đến 60 ppm (Bach và các tác giả, 1967 và Deberitz, 1993) đứng thứ 27 về hàm lượng nguyên tố trong vỏ trái đất. Li có trong thành phần của hàng trăm khoáng vật khác nhau, tuy nhiên chỉ một số ít trong đó có giá trị công nghiệp (Bảng 1).

Xem chi tiết tại đây
 

Nguồn: Tuyển tập Báo cáo Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc lần III

 


Tin khác
Thời tiết
23°C
Thống kê
36
1,370
9,886
10,307,552
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 78.800 80.800
SJC 69.680 70.880
Đối tác