Thảo luận và phản biện

Mở bể than Đồng bằng sông Hồng: Vội vàng hay viển vông?

15/04/2016 - Thứ Sáu - 13:51 Lượt xem: 1
Chúng ta chỉ có thể khai thác thử nghiệm bằng công nghệ khí hóa than ngầm, nếu không thành công thì hãy coi như không có bể than ĐBSH.

Những bất cập

Theo quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, với bể than sông Hồng, giai đoạn 2021 - 2030, đầu tư một số dự án thử nghiệm theo phương pháp khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm tại các khu vực đã được thăm dò.

Giai đoạn đến năm 2020, đầu tư xây dựng mới các nhà máy tuyển than. Giai đoạn 2021 - 2030, sẽ đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất nhà máy sàng-tuyển Khe Thần từ 2,5 triệu tấn lên khoảng 5 triệu tấn một năm.

Trước quy hoạch trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 22/3, TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc BQL các dự án than Đồng bằng sông Hồng - Vinacomin cho rằng, kế hoạch được phê duyệt vẫn còn nhiều bất cập.

Cụ thể, đầu tiên là phương pháp khai thác, nếu như hiện nay áp dụng phương pháp khai thác hầm lò thì chắc chắn sẽ không thể thực hiện được, vì không có tính khả thi. Hơn nữa, về mặt kỹ thuật chúng ta không thể khai thác được bằng phương pháp này, vì địa chất ĐBSH rất phức tạp, nhất là vấn đề đất và nước.

Mo be than Dong bang song Hong: Voi vang hay vien vong?

Năm 2021 sẽ đưa vào khai thác thử nghiệm bể than ĐBSH 

Nước ở sông Hồng có nhiều nhưng không ở trong tầng chứa than. Ngoài ra, đất đá ở sông Hồng rất mềm, xốp khiến công tác đào bới dễ dàng nhưng khả năng chống giữ lò than rất khó.

Do đó, yêu cầu ở đây là phải thử nghiệm công nghệ, cách khai thác để không ảnh hưởng đến nguồn nước và từ đó không ảnh hưởng đến mặt đất, không ảnh hưởng đến dân cư, nông nghiệp. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một kết quả thử nghiệm nào tại khu vực ĐBSH.

Hơn nữa, ở ĐBSH không thể đền bù, giải phóng mặt bằng như ở Quảng Ninh, không thể đổi than lấy lúa, khi mật độ dân cư quá dày, mấy chục triệu dân.

Cho nên, mục tiêu năm 2021 đưa vào khai thác thử nghiệm bể than ĐBSH là quá vội vàng, chỉ với 5 năm thì chắc chắn không thể làm kịp.

Bởi vì, với cách làm như hiện nay sẽ không thể đáp ứng được, còn nếu muốn làm thì phải đi theo hướng khác, chứ không phải "đẽo cày giữa đường" như hiện nay.

Công nghệ khai thác khả thi đang ở số 0 tròn trĩnh

Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, ông Sơn cho hay: "Nếu như muốn khai thác chúng ta chỉ có thể thử nghiệm công nghệ khí hóa than ngầm, việc này thì nên làm, nhưng nếu thử nghiệm công nghệ này không được thì hãy cứ quên đi, hãy coi như Việt Nam không có bể than ĐBSH.

Cho nên, các giai đoạn tiếp theo của kế hoạch, như là xây dựng nhà máy tuyển than, nâng cao năng suất nhà máy sàng tuyển càng vô lý, vì nếu khai thác bằng phương pháp hầm lò thì mới cần đến các nhà máy trên.

Còn khí hóa than thì họ đã chuyển than thành khí, đưa khí thành nhiên liệu đốt trong nhà máy điện hoặc làm khí metanol, làm các sản phẩm hóa chất.

Công nghệ khí hóa than ngầm hiểu một cách đơn giản được thực hiện như sau: khoan các lỗ khoan dưới vỉa than, sau đó nối các lỗ khoan này lại với nhau rồi đốt vỉa than yếm khí sẽ thu được “khí tổng hợp”. Khí này sẽ được sử dụng làm nhiên liệu.

Ở ĐBSH chúng ta đã từng làm, cụ thể ở Tiền Hải - Thái Bình đã làm hàng chục năm nay, đó là ý tưởng của tôi trong suốt mấy chục năm qua.

Nhưng công nghệ này còn quá mới mẻ với công nhân Việt Nam, vì nó thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản thông qua các lỗ khoan bằng các phương pháp dựa trên cơ sở của các quá trình lý-hóa-địa như chênh lệch áp suất, ô xy hóa, hòa tan, nung chảy, kết tủa...

Bản chất của UCG là biến than dưới lòng đất thành khí tổng hợp và sau đó khai thác khí tổng hợp như khí thiên nhiên. 

Nói thẳng ra thì công nghệ này ở Việt Nam hiện nay vẫn đang ở con số 0 tròn trĩnh. Cho nên chắc chắn cần có sự tham gia của các đối tác nước ngoài đã có kinh nghiệm thực tế để chuyển giao công nghệ".

Có lẽ vì thế, ông Sơn nhận định, ở bể than ĐBSH, tiềm năng than rất lớn, nhưng “trữ lượng” đã được thăm dò rất nhỏ, còn “trữ lượng” có thể khai thác được bằng công nghệ mà Việt Nam hiện có gần như bằng 0 vì chúng ta chưa có công nghệ khai thác phù hợp.

Cách Việt Nam lựa chọn công nghệ

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho rằng: "ĐBSH là một vùng trũng, có kết cấu là bể than nâu rất lớn, nên khi khai thác hàng tỷ tấn than thì sẽ rỗng, dẫn đến sụt lún, nước mặn vào, hệ quả tác động môi trường vô cùng lớn.

Nguồn: baodatviet.vn


Tin khác
Thời tiết
31°C
Thống kê
81
1,001
296
10,345,681
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 81.700 83.700
SJC 75.360 77.060
Đối tác