Tin tức

Việt Nam tính tăng dự án thép: Nguy cơ phụ thuộc

15/12/2016 - Thứ Năm - 11:29 Lượt xem: 1
Trong khi Bộ Công Thương khẳng định tăng dự án thép là cần thiết thì phía TKV vừa có văn bản xin lùi dự án thép 2 triệu tấn/năm

TKV xin lùi dự án thép, Bộ Công Thương lạc quan

Nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin, Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Tổ hợp dự án khai thác và chế biến quặng mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh do Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư.

Cụ thể, với vai trò là cổ đông chi phối tại TIC, TKV kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê trong năm 2016 và cho hoãn tiền nộp thuế cấp quyền khai thác khoáng sản trong giai đoạn xây dựng cơ bản (năm 2017, 2018).

Mục tiêu là để TIC tập trung mọi nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng thi công các công trình, bảo vệ môi trường nhằm sớm đưa dự án vào sản xuất, khai thác có hiệu quả, kịp thời cung cấp quặng chất lượng cao cho các cơ sở phôi thép.

Bên cạnh đó, TKV còn đề nghị tạm dừng thực hiện dự án Nhà máy sản xuất phôi thép 2 triệu tấn để tiếp tục nghiên cứu lựa chọn công nghệ, suất đầu tư hợp lý và xem xét triển khai sau năm 2020.

Viet Nam tinh tang du an thep: Nguy co phu thuoc
Trong khi Bộ Công Thương khẳng định tăng dự án thép là cần thiết thì phía TKV vừa có văn bản xin lùi dự án thép 2 triệu tấn/năm.

TKV cho biết, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phôi thép 2 triệu tấn/năm đã được Bộ Công Thương qua năm 2010. Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng đã cấp chứng chỉ quy hoạch dự án từ năm 2008. Tuy nhiên, theo kết quả thẩm định của cơ quan tư vấn và ý kiến các cổ đông cho thấy dự án có suất đầu tư lớn và theo công nghệ chưa phù hợp với nguồn quặng sắt mỏ Thạch Khê. 

Vì vậy, TIC đang xem xét điều chỉnh thiết kế ở một số công đoạn nhằm sử được toàn bộ nguồn quặng từ mỏ sắt Thạch Khê, đồng thời tính toán xác định lại suất đầu tư hợp lý hơn.

Một vấn đề khác được TKV nêu ra  đó là hiện tại thị trường phôi thép trong nước và trên thế giới có biến động nên cần được tiếp tục nghiên cứu và xem xét đầu tư sau năm 2020.

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành dự thảo quy hoạch ngành thép Việt Nam giai đoạn đến 2025, định hướng đến 2035 để xin ý kiến các Bộ, ngành, lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo người dân trong và ngoài nước để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn chỉnh. Đáng chú ý, dự án khai thác và chế biến quặng mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh vẫn nằm trong những danh sách được chú trọng đầu tư phát triển.

Cũng liên quan đến dự án thép này, chiều ngày 12/12 khi trao đổi với báo chí, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) đã bày tỏ nhiều lạc quan.

Theo ông Hoài, mỏ sắt Thạch Khê trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, với giá 60 - 70 USD thì chúng ta có 35 tỷ USD ở đó, chưa kể khoáng sản khác như crom có 5 - 6 tỷ USD.

Đặc biệt, GDP cả nước khoảng 193 tỷ USD, mà muốn tăng 0,1 điểm % GDP tương đương 200 triệu USD, khoáng sản sẽ đóng góp vào.

“Chưa kể, khoáng sản doanh thu chỉ bằng 1/12 công nghiệp chế biến chế tạo nhưng đóng góp GDP tương đương nhau. Nếu làm thép lò cao, sản xuất ra thép tấm, với 8 triệu tấn thép tấm và 6 triệu tấn thép xây dựng, sẽ tiết kiệm được 8 tỷ USD nhập khẩu. Rõ ràng được 4,5 câu chuyện ở đây”, ông Hoài nhấn mạnh.

Nguy cơ phụ thuộc Trung Quốc?

Từng trao đổi với Đất Việt về vấn đề,  GS. TS Phùng Viết Ngư, Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam khẳng định, chúng ta không phải là nước mạnh về xuất thép. Hơn nữa, nguồn tài nguyên khoáng sản của chúng ta cũng không nhiều, số lượng rất ít. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh nguyên liệu có nhiều nhưng rất khó khai thác.

“Nếu nhập từ nước ngoài, chẳng hạn như Trung Quốc về để tăng công suất thì sẽ rất đắt. Ngoài ra cần phải đắn đo suy nghĩ về nguồn vốn, đầu tư, năng lực sản xuất... Nghiên cứu phải kỹ càng, không thể vội vàng được”, GS.TS Ngư nhấn mạnh.

Vị chuyên gia thừa nhận, quy hoạch thép hiện nay ở Việt Nam chưa được thống nhất và còn nhiều ý kiến. Việc đưa ra các số liệu dự báo sản lượng ngành thép cũng theo cảm tính chứ không có cơ sở thật sự rõ ràng.

“Thực tế nhu cầu của Việt Nam chưa cao. Xuất ra nước ngoài thì không phải xuất ở đâu cũng được. Trong trường hợp có kỹ thuật, giá thành tương đối rẻ, quặng nhiều thì mới ăn thua. Hơn nữa sản lượng của Trung Quốc đang dư thừa rất nhiều. Nước ta đang đứng trước nguy cơ ngành gang thép nếu không tính toán cẩn thận thì khó phát triển được”, GS.TS Ngư nêu quan điểm.

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đang gặp khó khăn do thời gian qua Hoa Kỳ tiến hành áp thuế cao vào các sản phẩm của Trung Quốc.

Đặc biệt, hôm 7/11 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố tiến hành điều tra chính thức vào về nghi vấn thép Việt Nam đột lốt thép Trung Quốc để xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh mức thuế cao. Trong bối cảnh đó nếu chúng ta tiếp tục tăng các dự án thép thì không phải là một quyết định đúng đắn.

Theo ông Long, khi thép Trung Quốc gặp khó khăn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Đặc biệt nhiều công nghệ chúng ta nhập từ Trung Quốc về trong nước đã bộc lộc hạn chế, mà trường hợp tại nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 là bài học sương máu.

“Từ trước đến nay những kế hoạch, chiến lược của ngành công thương phần lớn không đi vào cuộc sống. Nếu không thất bại thì cũng chưa thật sự thành công.  Nhu cầu rất lớn nhưng quan trọng hiệu quả kinh tế đến đâu. Đó mới là vấn đề quan trọng”, ông Long nhấn mạnh.

Nguồn: Hoàng Nam


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
55
111
1,481
10,346,272
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 81.650 83.650
SJC 75.360 77.060
Đối tác