Văn học nghệ thuật

GIAI THOẠI VỀ MỐI TÌNH GIỮA NGUYỄN DU VÀ HỒ XUÂN HƯƠNG

27/01/2017 - Thứ Sáu - 22:27 Lượt xem: 1
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương ( 1772-1822) không chỉ là “Bà chúa Thơ Nôm” với mảng những bài thơ Nôm lâu nay được truyền tụng. Những năm 1963-1964, các nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại, Trần Văn Giáp rồi Học giả Hoàng Xuân Hãn đã giới thiệu tập thơ “Lưu Hương Ký” của Nữ sĩ.

Tập thơ này gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm có thi pháp và ngôn ngữ thơ khác biệt với những bài thơ Nôm đã quen biết. Đặc biệt có một bài thơ nhan đề “Cảm cựu kiêm trình Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu”  tức là: “Nhớ (chuyện/người) xưa, viết đưa Cần Chánh Học sĩ, họ Nguyễn, tước Hầu”. Ngoài ra còn ghi chú thêm: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” (Hầu là người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Người được gửi thơ không thể ai khác là Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) vì Nguyễn Du chính quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân. Năm 1805 Ông đã được phong tước Du Đức Hầu. Năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần Chánh Điện Học sĩ trước khi được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Dựa vào đó, ta có thể biết bài thơ được sáng tác vào năm 1813, một năm trước khi Hồ Xuân Hương nhờ Tốn Phong Thị viết lời tựa cho Tập thơ:

                                                            Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung 
                                                            Cậy ai tới đấy gửi cho cùng.

 

                                                            Chữ tình chốc đã ba năm vẹn 
                                                            Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.

 

                                                            Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập 
                                                            Phấn son càng tủi phận long đong.

 

                                                            Biết còn mảy chút sương siu  (*) mấy 
                                                            Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.

 

(*) Sương siu: vấn vương bịn rịn

Theo Học giả Hoàng Xuân Hãn suy đoán, “ba năm vẹn” đó là khoảng 1792-1795 khi Nguyễn Du ở lứa tuổi dưới 30 và Hồ Xuân Hương mới vừa 20 tuổi. Lúc đó Nguyễn Du còn ở Thăng Long (trước khi trốn vào Gia Định  năm 1796 và bị bắt rồi về sống ở quê). Gia đình Hồ Xuân Hương ở Phường Khán Xuân (khu vực Bách Thảo ngày nay) gần Hồ Tây.

Trong tập thơ “Nam trung Tạp ngâm” Nguyễn Du viết trong khoảng 1805-1812 có 5 bài thơ cùng đầu đề: “Mộng đắc thái liên” (Mơ được hái sen) được coi là viết về những kỷ niệm về mối tình giữa hai nhà thơ lớn của Việt Nam qua những buổi cùng đi hái sen ở Hồ Tây. Xin giới thiệu phiên âm Hán-việt và Bản dịch thơ 5 bài trên. Một điểm trùng hợp ngẫu nhiên là hai đường phố Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương ở Hà Nội gần như chạy song song và liền với một mặt hồ khác: Hồ Thuyền Quang.

Nguồn: Trần Văn Trạch/vampro.vn

           Tháng 11/2016


Tin khác
Thời tiết
24°C
Thống kê
93
6,310
6,485
10,302,606
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 79.000 81.000
SJC 69.130 70.330
Đối tác