Công nghệ khoáng sản kim loại

Một số vấn đề chế biến sâu quặng titan ở Việt Nam

22/01/2014 - Thứ Tư - 11:07 Lượt xem: 1
Báo cáo giới thiệu nguồn tài nguyên titan ở Việt Nam, hiện trạng khai thác và chế biến quặng titan. Trên cơ sở những công nghệ chế biến sâu trên thế giới, báo cáo đã đặt ra những vấn đề cần lưu ý khi chế biến sâu và đề xuất phương hướng thích hợp cho việc chế biến sâu quặng titan ở Việt Nam

KS. Trương Đức Chính

Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam

 

1. Tài nguyên và hiện trạng khai thác chế biến titan của Việt Nam

Quặng titan và các hợp chất titan được sử dụng nhiều trong nền kinh tế quốc dân. Titan kim loại và hợp kim titan có tỷ trọng thấp, độ bền và chống mài mòn tốt, nhiệt độ nóng chảy cao. Chúng là vật liệu không thể thiếu đối với ngành hàng không, vũ trụ và sẽ dần thay thế các hợp kim thép không gỉ trong các ngành công nghiệp khác…Bột màu (pigment) TiO2 có khả năng chịu được sự thay đổi khăc nghiệt của khí hậu nhiệt đới, không có độc tính, rất bền màu và bền hoá học, có độ phản chiếu cao… nên được sử dụng rộng rãi trong ngành sơn, chất dẻo, công nghiệp giấy, nhuộm, in màu, sợi dệt v.v…

Việt Nam có nguồn tài nguyên titan đáng kể bao gồm cả quặng sa khoáng và quặng gốc. Quặng titan gốc tập trung chủ yếu ở khu vực Thái Nguyên (mỏ Cây Châm và các vùng xung quanh). Trữ lượng xác định và tài nguyên dự báo quặng titan gốc được đánh giá khoảng 7,8 tr. tấn, trong đó trữ lượng đã xác định là 4,83 tr. tấn. Quặng titan sa khoáng bờ biển phân bố chủ yếu ở vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó tập trung ở các tỉnh: Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Bình Thuận vớí trữ lượng đã xác định khoảng 9,2 tr. tấn.

Tổng trữ lượng titan đã xác định khoảng 14 triệu tấn (chiếm 41%) và tài nguyên dự báo khoảng 20,5 triệu tấn (chiếm 59%).

Xét về quy mô tài nguyên titan, Việt Nam hiện nay đứng vào hàng thứ 11 các nước có trữ lượng titan lớn nhất của thế giới (Bảng 1).

Theo thông tin từ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, ở khu vực Nam Trung bộ từ Ninh Thuận đến Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu vừa phát hiện nguồn tài nguyên titan trong tầng cát đỏ, đánh giá sơ bộ khoảng trên 200 triệu tấn khoáng vật nặng. Như vậy, sau khi có kết quả điều tra khảo sát và thăm dò, rất có thể vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng các nước có trữ lượng quặng titan trên thế giới sẽ tăng nhiều bậc.

Từ năm 1991, ở Việt Nam bắt đầu hình thành công nghiệp khai thác, tuyển quặng titan với sản lượng ngày càng tăng. Từ khoảng 10.000 tấn (năm 1990) lên 177.000 tấn (năm 2000) và khoảng 508.000 tấn (năm 2008) chỉ tính riêng các đơn vị thuộc Hiệp hội Titan Việt Nam. Cùng với ilmenit còn thu được các sản phẩm đi kèm khác như rutil, zircon, monazit. Gần 20 năm qua, riêng các đơn vị trong Hiệp hội Titan Việt Nam đã sản xuất và tiêu thụ tổng cộng 3.858.874 tấn quặng tinh các loại. Trừ một số ít quặng tinh ilmenit và zircon được sử dụng trong nước còn lại phần lớn quặng tinh các loại được xuất khẩu. Nhìn chung, ngoài một số đơn vị có quy mô sản xuất trung bình, còn lại đa số là sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ khai thác, tuyển đơn giản nên chất lượng quặng tinh và thực thu kim loại chưa cao. Hầu hết chưa có chế biến sâu quặng tinh ilmenit. Chỉ từ sau khi Chính phủ ra lệnh cấm xuất khẩu quặng tinh thì một số đơn vị mới có chuyển động trong việc chế biến ilmenit thành titan hoàn nguyên và xỉ titan.

 
Xem chi tiết tại đây
 

Nguồn: Tuyển tập Báo cáo Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc lần III


 


Tin khác
Thời tiết
30°C
Thống kê
7
250
52
10,358,468
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.580 76.180
Đối tác