Xu thế của phát triển năng lượng mặt trời trên toàn cầu đang chuyển dần sang phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời, trong đó công nghệ điện pin mặt trời có vai trò quan trọng nhất. Do có tính cạnh tranh cao nên đến nay mặc dù một số nước đã giảm, hay thậm chí bỏ hẳn các chính sách hỗ trợ năng lượng mặt trời, nhưng công nghệ này vẫn không ngừng phát triển
Nhờ công nghệ tái chế mới, Công ty U.S. Rare Earths Inc. đã sẵn sàng khai thác và chuyển đổi các thành phần đất hiếm có trong các thiết bị điện tử đã qua sử dụng
Điện năng sẽ trở thành con đường dẫn đến một hệ thống năng lượng bền vững. Cần phải có các phương thức tiếp cận và các công nghệ mới để giải quyết thách thức này. Siemens đã có sẵn đáp án thông qua hệ thống năng lượng toàn diện với dải sản phẩm và giải pháp sáng tạo, dịch vụ tối ưu, bí kíp công nghệ và kinh nghiệm lâu năm về thị trường năng lượng trên toàn cầu. Và để giúp cho thế giới sử dụng năng lượng hiệu quả, Siemens đã và đang nỗ lực cải thiện hiệu suất trong phát điện, tận dụng điện lưới thông minh cùng với truyền tải và phân phối điện tiết kiệm, đồng thời mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển các giải pháp tiết kiệm trong cung cấp và sử dụng điện
Các vấn đề liên quan về phương hướng tương lai của chương trình nghị sự phát triển toàn cầu sau năm 2015 và ý nghĩa của quá trình này đối với Việt Nam là trọng tâm của hội thảo cấp cao diễn ra tại Hà Nội ngày hôm nay với sự tham dự của Thủ tướng Na Uy và Phó Thủ tướng Việt Nam
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Joint European Torus có thể giam giữ plasma nhiệt độ cao để tỏa ra năng lượngPhản ứng tổng hợp hạt nhân (còn gọi là phản ứng nhiệt hạch) cung cấp nguồn năng lượng khổng lồ cho Mặt trời và các vì sao qua việc kết hợp những nguyên tố nhẹ như hydro hay heli. Nếu có thể khai thác được phản ứng này ngay trên Trái đất thì chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng sạch vô tận với nguyên liệu chính là nước biển. Nguồn năng lượng này không phát ra khí thải nhà kính, không tạo ra chạy đua hạt nhân và không có nguy cơ phát sinh tai nạn thảm khốc.
Trong thời điểm các nguồn nhiên liệu thông dụng như dầu mỏ, khí đốt đang cạn kiệt và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, năng lượng hạt nhân đang được coi là giải pháp thay thế số một…
Bản báo cáo chuyên đề này đề cập đến những phương pháp tinh chế photphoric trích ly, giới thiệu một công nghiệp tiên tiến đã được áp dụng vào sản xuất, so sánh một số chỉ tiêu về chi phí sản xuất của hai phương pháp, những biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đồng thời trình bày một số ý kiến về phát triển công nghệ sản xuất axit photphoric sạch ở nước ta.
Việt Nam hiện nay đang đứng trước một thử thách lớn là phải tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện phải tự do hoá thương mại với các nước xung quanh.
Kể từ khi khái niệm “Sản xuất sạch hơn” (UNEP) lần đầu tiên được giới thiệu vào nước ta năm 1995, đến nay khái niệm này đã được nhiều người biết đến hơn. Việc hiểu và nắm rõ phương pháp luận này là yếu tố then chốt đảm bảo cho công tác triển khai thực hiện SXSH tại địa phương hay tại doanh nghiệp. Yêu cầu quảng bá rộng rãi khái niệm hay phương pháp luận này cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp đến năm 2020.
Chuỗi giá trị là một cách mô tả đường đi theo giá trị của một sản phẩm từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Khi áp dụng chuỗi giá trị đối với ngành công nghiệp khai khoáng, mô hình sẽ bao gồm các bước từ giai đoạn khai thác tài nguyên thiên nhiên, quá trình chế biến và tiêu thụ, cho đến bước cuối cùng là sử dụng nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên.
Công tác quản lý nhà nước về BVMT trong HĐKS có vị trí đặc biệt quan trọng vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn và có vị trí quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. HĐKS có tác động tương đối toàn diện đến toàn bộ các thành phần môi trường tự nhiên, nhân tạo và kinh tế - xã hội.
Cowburn J., Stone R., Bourke S., Hill B. www.xstratatech.com Trương Cao Suyền lược dịch
Mục đích của khí hóa than bằng lò phản ứng là biến đổi than khai thác sang thành dạng khí đốt nhân tạo gồm chủ yếu là CO, H2, CH4. So với than thông thường, sản phẩm dạng khí này có thể dễ dàng lưu giữ, vận chuyển, dễ sử dụng, hiệu quả nhiệt cao và thân thiện với môi trường.
Công nghệ khí hóa than cho dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng nó chỉ thực sự giành được nhiều quan tâm kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1980 (Robert L. Hirsch, 2005), tiếp đó những cuộc xung đột vũ trang liên tiếp ở khu vực Trung Đông và mối lo hiện hữu về sự cạn kiệt của dầu khí thiên nhiên càng làm cho công nghệ này hấp dẫn hơn. Tới đầu những năm 2000 có khoảng 168 dự án khí hóa than trên khắp các châu lục từ châu Âu, châu Mỹ, Australia và Trung Quốc đã, đang và sắp đi vào hoạt động. Tại Việt Nam, một số lò khí hóa than nhỏ đang được ứng dụng tại một số công ty gốm sứ và khí hóa than ngầm cũng đang được coi là một trong các giải pháp công nghệ cơ bản nhằm khai thác nguồn than nâu của Bể than Sông Hồng.