Nhân loại đã và đang đương đầu với thách thức thiếu nguồn năng lượng, các nguồn thủy năng, dầu, khí đang dần cạn kiệt, nguồn than trữ lượng khá hơn thì phải hạn chế sử dụng do phát thải khí nhà kính. Với Việt Nam chúng ta đang tìm cách chuyển dịch cơ cấu các nguồn năng lượng, trong đó giải pháp hợp lý được đa số thừa nhận là phối hợp năng lượng tái tạo với điện hạt nhân.
Trong nhiều năm qua, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp, địa phương có các nhà máy nhiệt điện than hết sức quan tâm tới việc giải phóng tro xỉ (xỉ than) và tro bay (khói bụi) tỏa ra môi trường. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có khoảng 40 nhà máy nhiệt điện than trong cả nước. Hàng năm, đã thải ra trên chục triệu tấn tro xỉ và hàng triệu tấn tro bay; dự báo tới năm 2020 và tới năm 2030, khi các nhà máy nhiệt điện than được phát triển nhiều lên thì lượng tro xỉ, tro bay sẽ tăng lên tới 20 triệu, rồi 30 triệu tấn/năm, sẽ gây ra ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.
Mới đây, một công ty của Canada đã ký hợp đồng trị giá 700 ngàn USD với Cơ quan hàng không vũ trụ nhằm khai thác mỏ trong vũ trụ
Từ nhiều năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhân loại. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều hoạt động cổ vũ và yêu cầu các nước tìm cách giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, với mục đích là bảo vệ hành tinh và nhân loại phát triển bền vững. Một yếu tố quan trọng gây nên hiện tượng nóng lên của trái đất, làm BĐKH là phát thải khí nhà kính, (KNK) mà chủ yếu là CO2, từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Trong đó phát thải CO2 chủ yếu phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu, mà than chiếm tỷ trọng cao nhất.
Ứng dụng, tình hình khai thác, chế biến graphit trên thế giới và Việt Nam
Bài viết giới thiệu Sự cần thiết phải huy động nguồn nội lực và lợi thế so sánh của TNKS để phát triển KT - XH của quốc gia; đặc điểm của quy trình phát triển TNKS trong nền kinh tế thị trường và sản xuất hàng hoá; trình tự, nội dung của giai đoạn đầu tư và công tác đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển khoáng sản. Bài viết còn đề cập đến những thành tựu, tồn tại của ngành công nghiệp khoáng sản Việt Nam và nêu một số khuyến nghị.
Bài viết này sẽ giới thiệu nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Vật liệu xây dựng, Đại học Xây dựng về sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính tro trấu và tro bay ở Việt Nam trong chế tạo bê tông chất lượng siêu cao.
Trong những năm qua, FLSmidth là một đối tác chiến lược quan trọng của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) và là một nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật hàng đầu thế Giới về lĩnh vực sản xuất xi măng. Thực hiện nội dung Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai bên, FLSmidth sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá tổng thể hiện trạng công nghệ, thiết bị của tất cả các nhà máy và trạm nghiền trong toàn Vicem.
Hiện nay Công ty Tuyển than Cửa Ông đang sử dụng nguồn bùn từ 2 phân xưởng: Phân xưởng Tuyển than 1 và Phân xưởng Tuyển than 2 cấp vào Nhà máy lọc ép. Tác giả đánh giá sơ bộ tính khả lọc của cặn bể cô đặc phân xưởng Tuyển than 2. Theo số liệu tham khảo từ công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV thì nồng độ cặn bể cô đặc phân xưởng Tuyển than 1 trong khoảng 300 – 350 g/l. Do đó cần có sự đánh giá tính khả lọc của loại bùn này.
Nước ta có nguồn tài nguyên quặng titan phong phú, phân bố rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Phong hóa than là hiện tượng than bị suy giảm phẩm cấp chất lượng và tự vỡ vụn khi để ngoài trời, làm giảm giá trị thương phẩm của than. Một trong những tác động tiêu cực lớn nhất do phong hóa than mỏ Khe Chuối là thành phần đá và bìa kẹp trong cấp hạt lớn bị vỡ vụn rất nhanh khi để ngoài trời không có mái che, đặc biệt khi bị phơi nắng trực tiếp và ngày đêm liên tục chịu tác động của sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm do nắng, mưa.
Quặng phong hóa uran Pà Lừa có chứa nhiều khoáng vật sét, độ hạt và phân bố uran trong loại quặng này chủ yếu tập trung ở cấp hạt mịn -0,025 mm. Với đặc điểm như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công nghệ hòa tách uran bằng phương pháp hòa tách tĩnh.
Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu thành phần vật chất mẫu, đề xuất công nghệ chế biến quặng dolomit để thu được sản phẩm làm trợ dung cho luyện kim đen và làm nguyên liệu dùng cho nhiều ngành công nghiệp khác.
Trong sơ đồ công nghệ thí nghiệm đã sử dụng khâu đập đến -2,5 mm để giải phóng wolfram ở dạng cộng sinh. Sử dụng máy lắng để tuyển thô và bàn đãi để tuyển tinh có kết hợp tuyển từ để nhận được quặng tinh wolframit và quặng tinh thiếc.