Phát triển kinh tế xã hội

Từ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến các Mục tiêu Phát triển bền vững: Xây dựng Thành công của Việt Nam cho Chương trình nghị sự Phát triển sau 2015

17/08/2015 - Thứ Hai - 09:35 Lượt xem: 1
Các vấn đề liên quan về phương hướng tương lai của chương trình nghị sự phát triển toàn cầu sau năm 2015 và ý nghĩa của quá trình này đối với Việt Nam là trọng tâm của hội thảo cấp cao diễn ra tại Hà Nội ngày hôm nay với sự tham dự của Thủ tướng Na Uy và Phó Thủ tướng Việt Nam

2015 là năm quan trọng cho việc xác lập chương trình nghị sự phát triển toàn cầu trong tương lai và các phương thức tài trợ chương trình đó. Năm nay cũng đánh dấu việc hoàn thành khuôn khổ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) đã gắn kết các quốc gia trên toàn thế giới suốt 15 năm qua trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển.

Việc bảo đảm cho quá trình chuyển đổi từ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ sang các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) - dự kiến thông qua tại Đại hội đồng vào tháng 9 năm nay - là ưu tiên hàng đầu của Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên. Năm 2015 cũng đánh dấu những sự kiện quốc tế quan trọng khác nhằm hình thành chương trình phát triển nghị sự sau 2015: Hội nghị Thế giới lần thứ ba về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai ở Sendai vừa kết thúc, tiếp đến là Hội nghị Quốc tế lần thứ ba về Tài trợ cho Phát triển ở Addis Ababa vào tháng 7 và Hội nghị các bên lần thứ 21 tại Paris vào tháng 12.

Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, đang thăm Việt Nam, là Đồng Chủ tịch của Nhóm Vận động MDG cấp cao của Tổng thư ký Liên hợp quốc được thành lập năm 2010. Một trong các lý do quan trọng cho chuyến thăm của Bà đến Việt Nam lần này là vận động cho những nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và thảo luận các mục tiêu thay thế sau năm 2015 – các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Tiếp theo Hội nghị Rio+20 và phát huy các bài học có được từ quá trình thực hiện MDGs, các quốc gia thành viên đã tiến hành thảo luận trong hơn một năm về chương trình nghị sự sau năm 2015. Quá trình này bao gồm tham vấn toàn diện với các bên liên quan.

Đến nay đã có 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững mới đầy tham vọng được đề xuất, từ xoá bỏ nghèo đói, đến tăng trưởng và phát triển công bằng, bền vững; bảo vệ môi trường và thúc đẩy xã hội hoà bình và dành cho tất cả mọi người. Cùng với sự lãnh đạo chính phủ, Việt Nam và các quốc gia sẽ cần có mối quan hệ đối tác rộng rãi và bao trùm hơn với xã hội dân sự và khu vực tư nhân để có thể đạt được SDGs. Việc thực hiện SDGs sẽ đòi hỏi phải có tiềm năng tài chính. Sự kiện hôm nay cũng tập trung thảo luận những phương án tào chính khác nhau  cho những nước có thu nhập trung bình như Việt Nam.

Hội thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Na Uy, và Liên hợp quốc tại Việt Nam đồng tổ chức nhằm phát huy tiến bộ đạt được từ MDGs, coi đó là nền tảng cho khuôn khổ phát triển sau năm 2015, và nêu bật tầm quan trọng của việc đảm bảo tài chính bền vững cho chương trình nghị sự SDG.

Tham gia sự kiện hôm nay còn có Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Thomas Gass (Vụ các vấn đề Kinh tế và Xã hội, trụ sở Liên hợp quốc tại New York) và hai thành viên của Nhóm Vận động MDG nói trên, Đại sứ Hàn Quốc Dho Young-shim, Chủ tịch Quỹ Du lịch Bền vững nhằm  Xoá nghèo của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc, và bà Stine Bosse (Đan Mạch) – thanh viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn Allianz kiêm Phó Chủ tịch quỹ vì trẻ em Child Fund Alliance.

Hội thảo kéo dài ba tiếng với sự tham gia của nhiều quan chức chính phủ cấp cao, đại biểu Quốc hội, xã hội dân sự và các tổ chức đoàn thể, đại diện khu vực tư nhân, cộng đồng ngoại giao, các tổ chức đa phương và nhiều tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế.

Trước đó, lễ ký kết giữa Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc Pratibha Mehta và Đại sứ Na Uy Siren Gjerme Eriksen đã diễn ra, theo đó Na Uy hỗ trợ thêm 10 triệu krone Na Uy (tương đương 1,28 triệu USD) cho Quỹ Một kế hoạch chung II của Liên hợp quốc tại Việt Nam. Với khoản hỗ trợ mới này, tổng số tiền tài trợ của Na Uy dành cho Liên hợp quốc ở Việt Nam sẽ là 104 triệu krone Na Uy (13,4 triệu USD) trong vòng bảy năm qua.

Nguồn: undp.org


Tin khác
Thời tiết
26°C
Thống kê
87
199
3
10,364,876
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.380 75.980
Đối tác