Công nghệ khoáng sản phi kim

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tuyển thu hồi tổng hợp các khoáng vật trong quặng cao lanh - fensat khu vẹc Phú Thọ

22/01/2014 - Thứ Tư - 14:35 Lượt xem: 1
. Trong nhiều năm qua nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Vật liệu phối hợp với Hội Tuyển Khoáng Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu công nghệ tuyển quặng cao lanh fenspat một số mỏ khác nhau của Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu đã và đang được áp dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Báo cáo trình bầy một số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến để sử dụng tổng hợp quặng cao lanh – fenspat khu vực Phú Thọ.

TS. Nguyễn Văn Hạnh, TS. Đào Duy Anh, ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

ViÖn Khoa häc VËt liÖu - ViÖn Khoa häc vµ C«ng nghÖ ViÖt Nam

Trong quặng cao lanh - fenspat thường có sự cộng sinh của một số khoáng vật thuộc nhóm khoáng chất công nghiệp bao gồm kaolinit, mica, fenspat và thạch anh. Việc tuyển tách để thu hồi các khoáng vật cộng sinh là rất cần thiết, nhằm sử dụng tổng hợp tài nguyên và giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường. Trong nhiều năm qua nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Vật liệu phối hợp với Hội Tuyển Khoáng Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu công nghệ tuyển quặng cao lanh fenspat một số mỏ khác nhau của Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu đã và đang được áp dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Báo cáo trình bầy một số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến để sử dụng tổng hợp quặng cao lanh – fenspat khu vực Phú Thọ.

 

Mở đầu

Cao lanh – fenspat là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất gốm sứ, thuỷ tinh. Hai loại khoáng chất này luôn cộng sinh với nhau. Chúng là những sản phẩm phong hoá của các đá mác ma và đá biến chất giầu alumôsilicat (fenspat, mica, zeolit) như: granit, gnai, pocphia thạch anh… Tuỳ mức độ phong hoá mà tỉ lệ thành phần của chúng trong quặng nguyên của mỗi khoáng sàng có khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có điểm chung là trong thành phần của quặng nguyên, ngoài khoáng kaolinit (thường chiếm từ 25-60%) còn lại là các thành phần khoáng đi kèm chủ yếu là thạch anh, fenspat và mica. Chúng cũng là những khoáng chất công nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều ngành sản xuất khác nhau. Do vậy việc nghiên cứu tuyển tách để thu hồi những khoáng vật cộng sinh nói trên trong quặng cao lanh – fenspat thành các sản phẩm riêng rẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thu hồi chúng không những để sử dụng tổng hợp tài nguyên mà còn làm giảm khối lượng chất thải để giảm tải lượng môi trường của khu vực.

Trong nhiều năm qua, công tác nghiên cứu tuyển quặng cao lanh – fensspat của Việt Nam đã và đang được tiến hành với sự phối hợp của Viện Khoa học Vật liệu và Hội Tuyển khoáng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đạt được một số thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực tuyển quặng cao lanh – fenspat ở trong nước nói chung và khu vực Phú Thọ nói riêng. Một số kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào sản xuất tại nhiều mỏ khác nhau trong cả nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các Doanh nghiệp và góp phần nâng cao đời sống của người dân trong các khu vực khai thác quặng cao lanh – fenspat. Sau đây trình bầy kết quả nghiên cứu công nghệ tuyển nhằm chế biến và sử dụng tổng hợp tài nguyên một số dạng quặng cao lanh – fenspat của khu vực Phú Thọ.

Xem chi tiết tại đây

Nguồn: Tuyển tập Báo cáo Hội nghị KHCN Tuyển khoáng toàn quốc lần III


Tin khác
Thời tiết
28°C
Thống kê
282
304
321
10,358,843
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.580 76.180
Đối tác