Giải trí

Sấm Trạng Trình liên quan đến năm Ngọ và con Ngựa

23/01/2014 - Thứ Năm - 10:32 Lượt xem: 1
Đầu Xuân xin kể lại những câu chuyện trên để chúng ta cùng suy ngẫm thêm về những điều mà khoa học hiện đại cũng còn chưa giải thích nổi.

 

          Vào thế kỷ XV, tại Châu Âu xuất hiện nhà tiên tri Nostradamus. Những lời tiên tri rất cô đọng và kỳ bí của Ông viết bằng tiếng Latinh cổ được người Phương Tây chiêm nghiệm và vận dụng để giải thích những sự kiện lịch sử lớn lao (như Cách mạng Tháng 10 Nga, Đại chiến II, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo và kể cả vụ tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001...), những tai hoạ lớn mà điển hình là vụ đắm tàu Titanic...

          Gần như cùng thời gian đó, ở nước ta xuất hiện Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhà thơ lớn với "Bạch Vân am thi tập", một nhà chính trị lão luyện đã vượt lên các cuộc tranh giành quyền bính thời Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn mà còn là một nhà "lý học" uyên thâm, hiểu biết rất sâu sắc Kinh Dịch. Ngay khi Ông còn sống và nhất là sau khi Ông mất, người nước Nam thường truyền tụng những lời "sấm truyền" của Ông. Vào năm 1930, cách đây khoảng 80 năm, những câu sấm này được sưu tầm và xuất bản với tên: Sấm Trạng Trình. Trong đó có 3 câu liên quan đến năm Ngọ và con ngựa.

 

          Câu thứ nhất:

              九 九 乾 坤 已 定

              清 明 時 節 花 殘.

              直 到 羊 頭 馬 尾

              胡 兵 八 萬 入 長 安 .

 

                             Cửu cửu càn khôn dĩ định

                              Thanh minh thời tiết hoa tàn

                              Trực đáo dương đầu mã vĩ

                             Hồ binh bát vạn nhập Tràng An.        

Có nghĩa là: "trời đất đã định ra chu kỳ 81 năm, vào tiết Thanh minh thì hoa tàn. Đúng lúc đầu năm con dê và cuối năm con ngựa, 8 vạn quân Hồ sẽ vào Tràng An". Câu này được coi là nghiệm đúng vào năm 1954-1955. Lấy 1954 trừ đi 81, ta có 1873 là năm Triều đình Huế ký hiệp ước Harmand với quân Pháp; trận Điện Biên Phủ bắt đầu vào tháng 3/1954, vào tiết Thanh minh. Ngày 1/1/1955, đúng vào cuối năm Giáp Ngọ và đầu năm Ất Mùi, 8 sư đoàn Bộ đội Cụ Hồ đã tiến về giải phóng Thủ đô.

Câu thứ hai:

                             "Nước đi leo lẻo đổ về Tây

                              Nhị hoả xưng vương tất có ngày

                              Dê vẫy hai đuôi mừng ngựa đến..."

 

cũng được coi là ứng với thời gian 1954-1956. Vì bộ (thuỷ là nước) ghép với chữ (khứ là đi) thành chữ (Pháp). Hai chữ (hoả) ghép với chữ (vương) thành chữ (Diệm). Chữ (dương, con dê) thêm 2 nét thành chữ (Mỹ). Người ta nghiệm ra rằng năm 1954 (Giáp Ngọ), Mỹ đắc ý vì nhân cơ hội Pháp suy yếu mà có điều kiện can thiệp sâu vào nước ta, ép Pháp phải đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng. Sau Hiệp định Giơnevơ tháng 7/1954, quân Pháp rút dần về nước cho đến cuối năm 1956. Cũng vào năm này, dưới sự ủng hộ của Mỹ, Ngô Đình Diệm tồ chức "Trưng cầu dân ý", hất cẳng Bảo Đại để lên ngôi Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà.

          Câu thứ ba:

"Bao giờ ngựa đá sang sông

Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng"

          Tương truyền rằng một số người có chức sắc ở làng Vĩnh Lại (Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) phạm tội bất kính với Trạng Trình. Câu trên được truyền tụng rằng đó chính là lời nguyền của Trạng: dân Vĩnh Lại muôn kiếp không được "mở mày mở mặt", chỉ là dân đen, vì con ngựa bằng đá có bao giờ sang sông được. Hai trăm năm liền dân làng chẳng ai đỗ đạt, làm quan. Tới cuối thế kỷ XVIII, trên đường chạy trốn sự truy lùng của quân Quang Trung, Chúa Trịnh chạy đến vùng này. Để có thuyền qua sông, có đồ ăn thức uống mà số vàng bạc vải lụa mang theo quá ít, một viên quan tuỳ tùng đã có "sáng kiến" phong chức "Quận công" cho ai góp thuyền, góp gạo cho quân Nhà Chúa. Trong cơn khát danh vọng, rất nhiều người dân Vĩnh Lại đã đổ của để mua lấy cái hư danh này. Ít năm sau, thời thế đổi thay, những người hiểu biết ngẫm lại mới thấy giật mình. Vì sau 200 năm, dòng sông ở đó bị đổi dòng nên đình làng Vĩnh Lại nơi có tượng con ngựa đá đã chuyển từ bờ bên này qua bờ bên kia sông, coi như ngựa đá đã sang sông và "cả làng" Vĩnh Lại đã trở thành quận công. Dân làng bèn sửa lễ đến đền thờ Trạng Trình để vừa tạ tội, vừa cảm ơn Trạng đã không để lời nguyền ứng đến muôn đời.

          Đầu Xuân xin kể lại những câu chuyện trên để chúng ta cùng suy ngẫm thêm về những điều mà khoa học hiện đại cũng còn chưa giải thích nổi. Phải nhấn mạnh là những câu sấm trên nằm trong quyển sách Quốc ngữ đã ra mắt bạn đọc từ năm 1930 (Quốc học Tùng thư ấn hành). Mà Ngô Đình Diệm chỉ xuất hiện trên chính trường vào năm 1931 (là Thượng thư, sau bị cách chức vì không ăn cánh với Pháp). Nguyễn Ái Quốc chỉ đổi tên thành Hồ Chí Minh vào năm 1941. Mỹ cũng chỉ can thiệp vào nước ta ở thập kỷ 50.

          Trở lại với Nostradamus, sau vụ 11/9/2001 người ta tìm thấy một câu của Ông dường như ứng nghiệm sự kiện hai máy bay đâm vào toà tháp đôi Empire State ở New York như sau: "Một ngày nào đó sẽ có hai con chim sắt sà xuống mổ hai anh em song sinh". Thế mới lạ!


Nguồn: Trần Văn Trạch - vampro.vn


 

 


Tin khác
Thời tiết
25°C
Thống kê
59
391
1,319
10,373,007
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 83.800 85.700
SJC 73.680 75.280
Đối tác