Giải trí

Những cuộc chiến tranh bùng nổ vì lý do ngớ ngẩn

14/09/2014 - Chủ Nhật - 12:22 Lượt xem: 1
Cuộc chiến hơn 300 năm giữa Anh và Pháp trong thời Trung Cổ bùng phát chỉ vì vua Pháp cạo râu, trong khi phân chim là nguyên nhân khiến 3 nước ở châu Mỹ khai chiến.

Tuyên chiến vì phân chim

Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra giữa Peru, Bolivia và Chile vì tranh giành mỏ phân chim. Ảnh: Toptenz
Chiến tranh nổ ra giữa Peru, Bolivia và Chile trong thế kỷ 19 vì tranh giành mỏ phân chim. Ảnh: Toptenz

Từ năm 1879 đến năm 1883, Chiến tranh Thái Bình Dương, còn gọi là Đại chiến Guano, nổ ra giữa Peru, Bolivia và Chile. Trong tiếng Tây Ban Nha, Guano nghĩa là phân chim. Do đó, đây là cuộc chiến giành phân chim - thành phần chủ yếu trong sản xuất phân bón và thuốc súng nhờ hàm lượng photpho và nito cao. Người ta tính giá trị của nó tính bằng vàng.

Phân chim phân bố chủ yếu ở vùng ven biển sa mạc Atacama thuộc quyền kiểm soát của Peru và Bolivia. Tuy nhiên, vì thiếu nguồn lực và nhân lực, Bolivia ký hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác với các công ty Chile.

Sau đó, Bolivia liên tục tạo sức ép để nâng cao doanh thu dẫn tới nhiều cuộc tranh chấp. Peru và Chile ký thỏa thuận bí mật để chính phủ Peru có thể kiểm soát đầu ra bằng cách mua lại và điều hành hoạt động khai thác mỏ phân chim. Liên minh Peru – Chile yêu cầu Bolivia giải phóng các thợ mỏ Chile. Do đó, năm 1879, Bolivia tăng thuế đối với ngành khoáng sản. Để bảo vệ lợi ích của các công ty, Chile chiếm quyền kiểm soát khu vực khai thác mỏ. Ngay lập tức Peru và Bolivia tuyên bố chiến tranh.

Chile giành chiến thắng nhờ vào lực lượng hải quân hùng mạnh, đồng thời giành quyền kiểm soát toàn bộ đường bờ biển sa mạc đang tranh chấp. Thất bại trong Đại chiến Guano để lại hậu quả lớn đối với xã hội Peru và Bolivia. Nó thậm chí dẫn đến bạo loạn khí đốt ở Bolivia năm 2004.

Chiến tranh 40 năm vì tranh chấp trong đua ngựa

Tộc Dhubhiya thua trong cuộc đua ngựa nhưng không trả tiền cược dẫn đến chiến tranh. Ảnh: Toptenz
Tộc Dhubhiya thua trong cuộc đua ngựa nhưng không trả tiền cược dẫn đến chiến tranh. Ảnh: Toptenz

Một cuộc chiến tranh kéo dài trong 40 năm đã nổ ra giữa hai bộ tộc Ả rập sau một tranh chấp trong đua ngựa.

Cuộc đua diễn ra khi thủ lĩnh tộc Abs thách thức thủ lĩnh tộc Dhubhiyan. Tộc trưởng Abs cưỡi con ngựa Dahis (một giống ngựa nổi tiếng chạy nhanh) còn tộc trưởng Dhubhiya cưỡi ngựa Ghabra. Chặng đua có chiều dài bằng một trăm lần chiều dài đường tên bắn. Tiền cược là một trăm con lạc đà.

Ban đầu, ngựa của tộc trưởng Dhubhiya dẫn trước. Sau đó, ngựa của thủ lĩnh tộc Abs vượt qua và có khả năng giành chiến thắng. Tuy nhiên, người tộc trưởng Dhubiyan phục kích Dahis và loại nó khỏi cuộc đua. Vì tộc Dhubiyan chơi xấu, tộc Abs tuyên bố chiến thắng. Tộc Dhubyanites từ chối trả tiền cược. Vì sự bội ước ấy, tộc trưởng Abs giết anh trai của thủ lĩnh Dhubiyan. Để trả thù, tộc Dhubiyan giết chết anh trai tộc trưởng Abs. Cuộc chiến giữa hai tộc nổ ra vào kéo dài 40 năm.

Mặc dù tộc Dhubiyan gây chiến trước, họ vẫn không đủ lợi thế để giành thắng lợi quyết định trong cuộc chiến.

Cuộc chiến bánh ngọt

Pháp tiến đánh Mexico vì Mexico không trả tiền bồi thường cho thợ bánh ngọt. Ảnh: Toptenz
Pháp đánh Mexico vì Mexico không trả tiền bồi thường cho thợ bánh ngọt. Ảnh: Toptenz

Năm 1828, nội chiến nổ ra ở thành phố Mexico. Một đầu bếp bánh ngọt gốc Pháp tuyên bố rằng một số sĩ quan Mexico đã phá hoại tiệm bánh của ông và yêu cầu chính quyền thành phố Mexico bồi thường thiệt hại nhưng không thành. 10 năm sau, ông cầu xin vua Louis Philippe của Pháp giúp đỡ.

Lúc đó, Mexico đang nợ Pháp hàng triệu USD. Vua Louis lấy đó làm cớ và buộc Mexico bồi thường 600.000 peso cho người thợ bánh ngọt. Đây là một số tiền lớn khi thu nhập bình quân của người lao động ở Mexico là 1 peso/ngày. Mexico từ chối yêu cầu của Pháp. Năm 1838, Pháp lấy đó làm cớ gây chiến.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Pháp khống chế hải quân Mexico và chiếm pháo đài ở bang Veracruz. Năm 1839, người Anh can thiệp, buộc Mexico thanh toán 600.000 peso cho thợ bánh ngọt. Cuộc chiến kết thúc.

Pháp xâm lược Algieria vì quan cai trị dùng quạt đánh viên lãnh sự

Quan cai trị tỉnh Dey Hussein dùng quạt đánh lãnh sự Pháp dẫn đến chiến tranh. Ảnh: Toptenz
Quan cai trị tỉnh Dey Hussein dùng quạt đánh lãnh sự Pháp dẫn đến chiến tranh. Ảnh: Toptenz

Trước năm 1830, Algeria là một phần của Đế quốc Ottoman (quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kỳ thời đó). Thời kỳ đó, quan hệ giữa Pháp và Ottoman rất căng thẳng. Quan cai trị của Ottoman ở Dey Hussein, một đô thị ở Algeria, yêu cầu lãnh sự quán Pháp trả nợ nhưng lãnh sự quán Pháp từ chối. Tức giận, ông ta dùng quạt đánh viên lãnh sự.

Vua Charles X của Pháp coi sự kiện ấy là cơ hội để tăng sức ảnh hưởng của ông đối với dân chúng. Vì thế Charles X ra lệnh phong tỏa các cảng ở Algeria. Cuộc phong tỏa kéo dài 3 năm. Sau đó, Algeria đánh bom tàu chở lãnh sự đến Dey Hussein để đàm phán. Pháp coi đây là hành động chiến tranh và phát động một cuộc xâm lược quy mô lớn. Năm 1834, Pháp chiếm giữ toàn bộ Algeria.

Cuộc chiến 3 thế kỷ vì vua cạo râu

Tranh chấp về vấn đề cạo râu giữa vợ chồng vua Louis VII dẫn đến cuộc chiến 301 năm giữa Anh và Pháp. Ảnh: Toptenz
Tranh cãi về vấn đề cạo râu giữa vợ chồng vua Louis VII dẫn đến cuộc chiến 301 năm giữa Anh và Pháp. Ảnh: Toptenz

Năm 1137, Eleanor, nữ công tước xứ Aquitaine, kết hôn với vua Louis VII của Pháp và dâng hai tỉnh lớn cho Pháp để làm của hồi môn. Sau đó, nhà vua tham gia cuộc Thánh chiến. Khi trở về, ông cạo sạch bộ râu. Hoàng hậu Eleanor không thích bộ dạng đó của nhà vua và yêu cầu ông để râu trở lại. Louis VII giận dữ và từ chối. Sự oán hận cay đắng giữa hai người dẫn đến cuộc ly hôn của họ. Eleanor đến Anh, kết hôn với vua Henry II và yêu cầu Louis VII trả lại của hồi môn. Một lần nữa, vua Pháp từ chối. Năm 1152, vua Henry II tuyên bố chiến tranh với Pháp.

Cuộc chiến kéo dài 301 năm. Năm 1453, nước Pháp giành thắng lợi nhưng gánh chịu thiệt hại nặng nề.

Nguồn: soha.vn


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
26
550
52
10,357,189
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.680 76.280
Đối tác