Hội nghị, hội thảo

Hội nghị TITANIUM EUROPE-2015 cho biết tiêu thụ Titan trên thế giới có xu hướng tăng mạnh

25/07/2015 - Thứ Bảy - 00:38 Lượt xem: 1
Từ 11 đến 13 tháng 5 vừa qua, tại Birmingham đã kết thúc Hội nghị quốc tế “TITANIUM EUROPE – 2015”, giành cho khu vực Châu Âu của Hiệp hội Titan quốc tế (International Titanium Association) (ITA).

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Hội nghị đã đưa ra dự báo mới về nhu cầu tiêu thụ Titan trên thế giới. Các số liệu dự báo này có sự điều chỉnh mạnh sau khi diễn ra Hội chợ Hàng không Quốc tế ở Pari (Paris Air Show), được tổ chức cách đây một tháng và cũng có tính đến triển vọng của nền kinh tế thế giới, có dấu hiệu thoát khỏi suy thoái sau thời kỳ sụp đổ của giá dầu.

Trong bài phát biểu của mình, Ông Henry Sheiner, phó Tổng giám đốc về chiến lược phát triển của Tập đoàn TIMET, lưu ý rằng chỉ tính riêng hai hãng máy bay Boeing và Airbus đã nhận được đơn đặt hàng với hơn 12.000 máy bay. Ngoài sự gia tăng các đơn đặt hàng này, người ta cũng nhận thấy dấu hiệu tăng cường năng lực sản xuất của các hãng sản xuất máy bay khác. Mặc dù có sự gia tăng đáng kể trong sử dụng các vật liệu tổng hợp ở các mẫu máy bay mới, được các hãng hàng không đặt hàng nhiều nhất, người ta vẫn nhận thấy có sự gia tăng đáng kể lượng Titan sử dụng trong các thiết kế của họ, bởi các vật liệu khác không thể thay thế được. Theo các số liệu thống kê thì lượng Titan tiêu thụ, chỉ tính riêng để sản xuất thân, vỏ máy bay sẽ tăng từ 30 nghìn tấn vào năm 2014, lên 40 nghìn tấn, vào năm 2016 và 50 nghìn tấn trong năm 2018 (tăng 1,67 lần). Như vậy, sự gia tăng tiêu thụ Titan trung bình hàng năm trong giai đoạn này sẽ là 13,6%/năm.

Ông Oliver Cooke, phó Tổng giám đốc phụ trách cung cấp vật tư, linh kiện cho máy bay Airbus, trong bài phát biểu của mình lưu ý rằng tỷ lệ về trọng lượng của Titan so với trọng lượng của các kim loại khác trên máy bay hiện nay vẫn là 9:1. Do đó, chúng tôi đang không ngừng nghiên cứu để giảm tỷ lệ này và một trong những kết quả nghiên cứu có triển vọng được thực hiện trong thời gian tới là trong lĩnh vực luyện kim bột.

Trong bài phát biểu của mình, ông Harry Klein, Giám đốc thương mại của RTI ở khu vực châu Âu và châu Á, có đưa ra một thông tin rằng do việc cắt giảm ngân sách của NATO, số lượng máy bay chiến đấu mà Khối này định mua bị cắt giảm khoảng bốn lần. Năm 2014, NATO chỉ mua có 43 máy bay ném bom JSF-35, thay vì 205 như dự kiến. Vào năm 2018, theo kế hoạch NATO sẽ đặt mua 176 máy bay. Tổng lượng Titan tiêu thụ trong sản xuất vũ khí sẽ tăng từ 25 nghìn tấn vào năm 2014, lên 30 nghìn tấn vào năm 2018 và có khả năng tăng cao hơn sau năm 2020. Trong đó, riêng NATO - từ 10,2 nghìn tấn, tăng lên đến 11,9 nghìn tấn; Trung Quốc, sẽ tăng từ 6.150 tấn lên 7.400 tấn; Còn Nga sẽ duy trì ở mức 3.900 tấn/năm.

Tuy nhiên, ông Matt Reagan, người đại diện của Hiệp hội Kim loại Công nghiệp Quốc tế (Industrial Metals International), cũng đưa ra thông báo rằng hiện tại, lượng quặng Titan tồn đọng tại các kho bãi vẫn đủ để cung ứng cho ngành hàng không vũ trụ và ngành công nghiệp quốc phòng trong vòng từ 12 đến 18 tháng. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong ba năm qua, việc tiêu thụ Titan trong các ngành công nghiệp khác cũng có phần bị suy giảm, đặc biệt trong ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện phân muối, xây dựng các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima (Nhật Bản) và trong ngành năng lượng nói chung. Ông này cũng cho rằng sự gia tăng nhu cầu Titan phần lớn sẽ phụ thuộc vào giá cả và sự cạnh tranh của nó với hợp kim đồng - niken, thép không gỉ với niken, vonfram và molypden, đặc biệt trong trường hợp không cần sản phẩm có trọng lượng nhẹ.

Tăng trưởng đáng kể nhu cầu Titan dự kiến sẽ là ​​ở Trung Quốc. Mới đây mẫu máy bay RJ-45 của công ty COMAC (Trung Quốc) vừa được thử nghiệm và cấp chứng chỉ sản xuất và tiếp theo là C-919 được chế tạo theo bản quyền Airbus A320neo. Theo dự kiến thì các đơn đặt hàng chế tạo các loại máy bay này cho Trung Quốc và cho thị trường nước ngoài trong khoảng thời gian 15 năm tới sẽ là 2000 chiếc.

Ngoài ra, các nguồn tin cũng cho hay là Trung Quốc cũng đã thông qua việc xây dựng một chương trình phát triển điện hạt nhân mới, Quy hoạch khai thác dầu, khí ngoài khơi, đóng tàu và các ngành công nghiệp khác, cùng với đó là tỷ lệ truyền thống tăng trưởng cao trong tiêu thụ Titan để sản xuất các trang thiết bị y tế và thể thao. Cũng theo các số liệu công bố trong Kế hoạch năm năm lần thứ 13 của nước này (2015-2020), tiêu thụ các sản phẩm Titan xốp tại Trung Quốc vào năm 2020 có thể đạt 200 nghìn tấn (sản lượng trong năm 2014 là 102.000 tấn).

Nguồn: Đức Toàn, Vinamin.vn


Tin khác
Thời tiết
25°C
Thống kê
2
92
1,319
10,372,708
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 83.500 85.700
SJC 73.680 75.280
Đối tác