KHCN trong nước

Nghiên cứu tuyển mẫu công nghệ địa chất quặng chì – kẽm khu vực nam Bản Bó, Cao Bằng

25/10/2019 - Thứ Sáu - 16:55 Lượt xem: 1
Mỏ chì kẽm Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đang trong giai đoạn kết thúc thăm dò địa chất. Công tác nghiên cứu tính khả tuyển đối với đối tượng quặng khu vực này cần được triển khai và cũng là mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án: “Thăm dò khoáng sản quặng chì-kẽm khu vực Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng”.

 Tác giả: ThS. Phạm Đức Phong; ThS. Trần Thị Hiến.
1. Mở đầu
Mỏ chì kẽm Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đang trong giai đoạn kết thúc thăm dò địa chất. Công tác nghiên cứu tính khả tuyển đối với đối tượng quặng khu vực này cần được triển khai và cũng là mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án: “Thăm dò khoáng sản quặng chì-kẽm khu vực Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng”.
Mục tiêu của Đề tài là xác định thành phần vật chất mẫu, nghiên cứu tính khả tuyển, từ đó đưa ra sơ đồ công nghệ tuyển hợp lý nhằm thu hồi khoáng vật có ích trong quặng chì - kẽm khu vực Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
2. Kết quả nghiên cứu
Kết quả phân tích khoáng tướng, thạch học mẫu quặng chì - kẽm khu vực Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho thấy, trong mẫu gồm các khoáng vật chứa quặng chủ yếu là pyrit, galenit, các khoáng khác ít gặp hơn bao gồm: pyrotin, chalcopyrit, sphalerit, calamin, limonit....Các khoáng vật phi quặng bao gồm thạch anh, carbonat và các thành phần khác không xác định.
Kết quả phân tích thành phần khoáng bằng phương pháp XRD cho thấy thành phần khoáng chính trong mẫu quặng bao gồm: barit 33-35%, dolomit 28-30%, thạch anh 13-15%, mica 4-6%, canxit 3-5%, fenspat 1-3%, các khoáng vật chứa chì sunfua là galenit chiếm 3-5%, khoáng vật chứa chì oxit là cerusit và anglesit chiếm 1-2%; khoáng vật chứa kẽm sunfua là sphalerit và kẽm oxit là hemimorphit có hàm lượng nhỏ. Kết quả phân tích hóa đa nguyên tố mẫu quặng nguyên khai, trong mẫu hàm lượng Pb là 4,05%, hàm lượng Zn là 0,28%, hàm lượng BaSO4 là 30,36%...
Kết quả nghiên cứu thành phần độ hạt cho thấy hàm lượng Pb, Zn xâm nhiễm tương đối mịn và phân bố tương đối đồng đều ở các cấp hạt, vì vậy mẫu công nghệ cần được nghiền mịn để có thể thu hồi được các khoáng vật có ích.
Tổng hợp số liệu nghiên cứu tuyển mẫu công nghệ đã thu được kết quả như sau:
- Kết quả thí nghiệm tuyển theo sơ đồ công nghệ 1 gồm 01 khâu tuyển tập hợp chì, kẽm; 01 khâu tuyển barit đã thu được sản phẩm quặng tinh tập hợp Pb-Zn có mức thu hoạch 6,16%, hàm lượng đạt 47,60% Pb với mức thực thu tương ứng là 71,26% Pb; Sản phẩm quặng tinh barit có hàm lượng >98% BaSO4.
- Kết quả thí nghiệm tuyển theo sơ đồ công nghệ 2 gồm 01 khâu tuyển tập hợp chì, kẽm; 01 khâu tuyển barit và thêm 01 khâu tuyển trọng lực nâng cao thực thu chì, kẽm; Sản phẩm thu được là quặng tinh tập hợp Pb-Zn có mức thu hoạch 8,37%, hàm lượng là 40,24% Pb với mức thực thu tương ứng là 83,50% Pb; Quặng tinh barit có hàm lượng >98% BaSO4.
3. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thành phần vật chất, thành phần độ hạt mẫu nghiên cứu, thấy rằng mẫu có hàm lượng chì 4,05% Pb, bao gồm chì sunfua là khoáng galenit chiếm 3-5%, chì oxit là khoáng cerusit và anglesit chiếm 1-2%. Hàm lượng kẽm trong mẫu rất thấp 0,28% Zn, bao gồm kẽm sunfua là khoáng sphalerit và kẽm oxit là khoáng hemimorphit chiếm tỉ lệ nhỏ. Ngoài ra, trong mẫu nghiên cứu có chứa barit có hàm lượng cao 30,36% BaSO4.
Đề tài đã xây dựng 02 sơ đồ công nghệ tuyển đối với mẫu quặng chì - kẽm khu vực Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Sơ đồ công nghệ 1 ưu tiên thu được sản phẩm quặng tinh có hàm lượng Pb ≥47% đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước. Sơ đồ công nghệ 2 (sơ đồ công nghệ đề xuất) ưu tiên tận thu tối đa tài nguyên chì, kẽm: sản phẩm quặng tinh chì kẽm thu được có hàm lượng Pb ≥40,24%, thực thu Pb tương ứng ≥ 83,50% tuy nhiên đối với thị trường tiêu thụ trong nước và công nghệ chế biến sâu quặng chì kẽm hiện nay, dòng sản phẩm này cần được phối trộn với dòng sản phẩm khác có hàm lượng chì cao hơn trước khi đưa vào luyện kim.
Ngoài sản phẩm quặng tinh Pb-Zn, Đề tài đã thu được sản phẩm quặng tinh barit chất lượng cao có hàm lượng >98% BaSO4, đạt yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đề tài hoàn thành đã đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu thành phần vật chất, nghiên cứu tính khả tuyển mẫu công nghệ địa chất quặng chì - kẽm khu vực Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, đồng thời cung cấp số liệu và sơ đồ công nghệ tuyển phục vụ Đề án “Thăm dò khoáng sản quặng chì - kẽm khu vực Nam Bản Bó, xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng”.
  
 
Sơ đồ công nghệ đề xuất tuyển quặng chì - kẽm khu vực Nam Bản Bó, Cao Bằng.
Nguồn: Vimluki.vn 


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
7
602
321
10,359,141
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.580 76.180
Đối tác