Khoa học công nghệ

THỰC TRẠNG MỎ ĐẤT HIẾM ĐÔNG PAO HIỆN NAY. CHỦ TRƯƠNG CỦA TẬP ĐOÀN TKV, TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN –TKV VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KHOÁNG SẢN ĐẤT HIẾM

17/07/2020 - Thứ Sáu - 15:05 Lượt xem: 1
Được sự chấp thuận của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn), năm 2008 Tổng công ty Khoáng sản TKV (Tổng công ty) và các cổ đông đã thành lập Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico (Công ty) với vốn điều lệ là 350 tỷ đồng, trong đó có 55% vốn góp của Tổng công ty. Ngành nghề chính của Công ty là khảo sát, thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến, kinh doanh đất hiếm, đối tượng trọng tâm là mỏ đất hiếm Đông Pao.

1. Tóm tắt quá trình chuẩn bị Dự án Khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao đến khi đối tác Nhật Bản dừng hợp tác

Được sự chấp thuận của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Tập đoàn), năm 2008 Tổng công ty Khoáng sản TKV (Tổng công ty) và các cổ đông đã thành lập Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu – Vimico (Công ty) với vốn điều lệ là 350 tỷ đồng, trong đó có 55% vốn góp của Tổng công ty. Ngành nghề chính của Công ty là khảo sát, thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến, kinh doanh đất hiếm, đối tượng trọng tâm là mỏ đất hiếm Đông Pao.

Thực hiện Thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bảnvề việc hợp tác phát triển ngành công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam được ký ngày 31/10/2011,Công ty đã lập Dự án đầu tư xây dựng công trình Khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao (phần mỏ tuyển) với quy mô đầu tư như sau:

 - Tổng mức đầu tư: 764,952  tỷ đồng.

 - Xây dựng 02 khu mỏ tuyển khai thác, chế biến quặng đất hiếm và các khoáng sản đi kèm, gồm:

Khu mỏ tuyển số 1 ( gồm các thân quặng F3, F7) thực hiện hợp tác với Nhật Bản: Công suất sản phẩm đầu ra là ≈ 25.300 tấn/năm tinh quặng đất hiếm, hàm lượng 44,05% TR2O3 và các sản phẩm đi kèm.

            Khu mỏ tuyển số 2 (gồm các thân quặng F9, F10, F14, F16 và F17 đầu tư theo 2 giai đoạn) do Công ty tự đầu tư: Công suất sản phẩm đầu ra ≈ 50.500 tấn/năm tinh quặng đất hiếm, hàm lượng 44,05% TR2O3 và các sản phẩm đi kèm.

            Để dự án được phê duyệt và điều chỉnh (Quyết định số 05/QĐ-HĐQT ngày 30/12 /2012 và Quyết định số 14/QĐ-HĐQT ngày 23/5/2013 của HĐQT Công ty), Công ty đã trình các cấp và đã được phê duyệt:

            -  Bộ Công Thương bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025 tại Quyết định số 1652/QĐ-BCT ngày 04/4/2012 (do có yếu tố hợp tác với Nhật Bản và tự đầu tư nên điều chỉnh quy mô và đối tác liên danh đối với mỏ đất hiếm Đông Pao tại Quyết định số 25/2008/QĐ-BCT ngày 04/8/2008);

            - Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo phục hồi môi trường tại Quyết định số 2096/QĐ-BTNMT ngày 03/12/2012;

- Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương triển khai dự án tại Văn bản số 3832/VPCP-KTN ngày 14/5/2013;

- UBND tỉnh Lai Châu cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 23121000277 ngày 31/12/2013;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác số 3220/GP-BTNMT ngày 30/12/2014.

Cho đến thời điểm được cấp Giấy phép khai thác số 3220/GP-BTNMT, các vấn đề về công nghệ, thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư … chủ yếu dựa và kỳ vọng vào đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi Công ty được cấp phép khai thác (ngày 30/12/2014), đối tác Nhật Bản đã dừng hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm với Công ty. Ngày 13/01/2016,Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 308/VPCP-KTN cho phép Công ty được dừng hợp tác với Nhật Bản và tiếp tục tìm kiếm các đối tác khác có năng lực, kinh nghiệm để hợp tác triển khai Dự án khai thác, chế biến mỏ đất hiếm Đông Pao đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về môi trường.

Việc đối tác Nhật Bản dừng hợp tác dẫn đến Công ty phải xác định lại thị trường tiêu thụ, tìm kiếm tổ chức tài trợ vốn và quan trọng nhất là phải xác định lại công nghệ. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến dự án bị chậm trễ do Công ty tự phải tính toán lại các vấn đề trước đây được cho là Nhật Bản sẽ tài trợ. Việc này đặc biệt khó khăn khi mà sản phẩm đất hiếm chưa có lịch sử khai thác, chế biến cũng như chưa hình thành thị trường tại Việt Nam.

2. Triển khai Dự án sau khi Nhật Bản dừng hợp tác

 Chủ trương của Tập đoàn, Tổng công ty và Công ty sau khi đối tác Nhật Bản rút khỏi Dự án:

- Công ty tự đầu tư khai thác, chế biến ra tinh quặng đất hiếm, tinh quặng barit, tinh quặng fluorit.

- Hợp tác: Công ty tìm kiếm, kêu gọi các đối tác thực hiện hợp tác theo một trong các hình thức sau:

(1) Công ty sẽ khai thác, tuyển và bán tinh quặng đất hiếm cho các đối tác để chế biến sâu đất hiếm, (2) Công ty cùng với đối tác để hợp tác chế biến sâu từ tinh quặng đất hiếm ra tổng oxit đất hiếm, (3) Nếu nhà đầu tư có công nghệ chế biến từ quặng nguyên khai ra tổng oxit đất hiếm có hàm lượng ≥ 92% TREO mà không phải qua tuyển đảm bảo hiệu quả và an toàn môi trường, thì Công ty sẽ hợp tác với nhà đầu tư chế biến từ quặng nguyên khai đất hiếm.

            Công ty đã tiến hànhmột số công việc sau:

2.1. Chạy lại mẫu công nghệ dẫn đến điều chỉnh lại Dự án và các báo cáo liên quan.

Do đối tác Nhật Bản dừng hợp tác dẫn đến Công ty không có công nghệ chế biến. Công ty đã lấy mẫu công nghệ và chạy lại để kiểm tra lại sản phẩm đầu ra với công nghệ của Nhật Bản (trước đây chạy mẫu pilot từ mẫu khoan thăm dò), kết quả chạy lại mẫu công nghệ như sau:

- Tinh quặng đất hiếm chỉ đạt hàm lượng từ 31-38%TR2O3. (Theo dự án được duyệt hàm lượng đạt 44,05%).

     - Tinh quặng Fluorit đạt hàm lượng 85% CaF2. (Theo dự án hàm lượng đạt 97%).

     - Tinh quặng Barit đạt hàm lượng 90% BaSO4. (Theo dự án hàm lượng đạt 95%).

Do công nghệ và các chỉ tiêu công nghệ thay đổi so với Dự án được phê duyệt, Công ty phải điều chỉnh Dự án, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Phương án cải tạo phục hồi môi trường, Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ cho phù hợp. Hiện tại Công ty đang chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước.

2.2.Tìm kiếm đối tác hợp tác và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Văn bản số 308/VPCP-KTN ngày13/01/2016, trong thời gian qua Công ty đã tích cực tìm kiếm đối tác để hợp tác đầu tư khai thác, chế biến quặng mỏ Đông Pao. Đến nay đã có một số đối tác quan tâm và ký kết thỏa thuận, chủ trương, hợp đồng nguyên tắc với Công ty về tiêu thụ sản phẩm, cung cấp quặng đất hiếm,... Tuy nhiên, để có thể báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép Công ty hợp tác với đối tác, Công ty cần phải làm rõ những vấn đề liên quan, cụ thể là về kết quả triển khai các thủ tục pháp lý như điều chỉnh dự án, TKCS; Đánh giá tác động môi trường, cải tạo phục hồi môi trường; Đánh giá an toàn bức xạ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... phân tích thị trường tiêu thụ trong nước, quy cách chất lượng sản phẩm sau chế biến, đặc biệt đối với sản phẩm xuất khẩu bảo đảm phù hợp theo tiêu chuẩn quy định. Những việc này công ty vẫn đang dần hoàn thiện.Việc phải hoàn thiện các việc này là cần thiết nhưng có thể làm đồng thời với việc báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép Công ty hợp tác với đối tác có năng lực kinh nghiệm để triển khai dự án “đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về môi trường”

2.3. Triển khai đầu tư khai thác, chế biến mỏ đất hiếm Đông Pao.

Trong thời gian thực hiện việc tìm kiếm đối tác, điều chỉnh dự án,Công ty đã thực hiện một số công tác chuẩn bị thực hiện đầu tư và đầu tư  một số hạng mục (đền bủ giải phóng mặt bằng được 35 ha (khu mỏ tuyển số 1), làm thủ tục xin thuê đất; rà phá bom mìn vật liệu nổ trên diện tích đền bù; lấy mẫu và chạy lại công nghệ tuyển quặng; thiết kế một số công trình, hạng mục công trình; thiết kế bản vẽ thi công phần khai thác mỏ; thi công một số hạng mục công trình của tuyến đường số 1 và tuyến đường số 2). Các công việc này đều sử dụng vốn góp của các Cổ đông do điều kiện vay của các tổ chức tín dụng khó khăn.

2.4. Những chính sách phát sinh sau khi Dự án được cấp phép, Nhật Bản dừng hợp tác và khó khăn trong huy động vốn, triển khai thực hiện Dự án

- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp phát sinh sau thời điểm Công ty lập Dự án: Theo Quyết định số 1109/QĐ-BTNMT ngày 13/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mỏ đất hiếm Đông Pao, tổng số tiền phải nộp tính theo giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm phê duyệt là 111.606.951.000 đồng, với số tiền phải nộp hàng năm là 7.440.463.000 đồng (tổng số 15 lần nộp). Tuy nhiên số tiền phải nộp năm 2018 tăng đột biến lên 36.775.860.000 đồng.Việc tăng này xuất phát chủ yếu từ việc khung giá tính thuế tài nguyên của Bộ Tài chính không ban hành cho mỏ đất hiếm có khoáng sản đi kèm là barit và flourit dẫn đến việc tính tiền cấp quyền cho các loại tài nguyên đi kèm bị tính là tài nguyên độc lập. Việc phát sinh phí cấp quyền hơn 59 tỷ đồng (từ 2015 đến 2018) trong khi dự án đang trong quá trình điều chỉnh dẫn đến việc Công ty phải sắp xếp lại kế hoạch huy động vốn và chưa nộp được đầy đủ phí này.

- Việc thuế xuất khẩu quặng/tinh quặng đất hiếm tăng lên đến 30% (theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017) dẫn đến dự án sẽ phải tính toán lại độ nhạy trong trường hợp xuất khẩu tinh quặng (nếu không tiêu thụ được tại thị trường trong nước).

- Tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu cũng có quy định mới bất lợi cho dự án, cụ thể là tại Thông tư 12/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016 của Bộ Công Thương quy định tiêu chuẩn xuất khẩu đối với đất hiếm phải là bột oxit đất hiếm riêng rẽ có hàm lượng ≥ 99% TREO,trong khi đó, trong nước giai đoạn này chưa có nhà máy chế biến từ tinh quặng đất hiếm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của Bộ Công Thương, nên việc tiêu thụ sản phẩm tinh quặng gặp nhiều khó khăn.

- Việc chưa khẳng định chắc chắn được về tiêu thụ sản phẩm dẫn đến các tổ chức tín dụng không chấp thuận giải ngân vốn vay mặc dù Công ty đã ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng. Đây cũng là vấn đề mấu chốt dẫn đến khó khăn về tài chính cho Công ty khi mà mục tiêu huy động vốn là huy động song song các nguồn vốn để thực hiện được toàn bộ dự án với công suất mỏ đã phê duyệt.

- Công tác xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để triển khai dự án gặp nhiều khó khăn do thủ tục xin chuyển đổi liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành từ địa phương đến trung ương, đặc biệt là sau khi Chỉ thị 13/CT-TW của Ban Bí thư TW Đảng được ban hành ngày 12/1/2017.

- Ngoài ra, do Nhật Bản dừng hợp tác,Công ty phải chạy lại công nghệ và điều chỉnh dự án nên để tiếp tục triển khai dự án Công ty cần phải xin điều chỉnh Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đá quý, đất hiếm và urani giai đoạn đến 2015, có xét đến năm 2025 tại Quyết định số1652/QĐ-BCT ngày 04/4/2012 (do không còn yếu tố hợp tác với Nhật Bản) cũng như xin điều chỉnh tiêu chuẩn sản phẩm của dự án trong Giấy phép khai thác khoáng sản.

Hiện tại, do chưa hoàn thành việc thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các thủ tục pháp lý, nghĩa vụ khác cũng như chưa có đối tác được cấp có thẩm quyển cho phép hợptác nên Công ty phải dừng thực hiện đầu tư để giải quyết các công việc này.

3. Chủ trương của Tập đoàn, Tổng công ty về phát triển sản xuất khoáng sản đất hiếm

            Mặc dù Dự ánKhai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc như nêu trên nhưng Tập đoàn và Tổng công ty vẫn nhất quán trong việc triển khai Dự án. Theo đó, tập trung chỉ đạo để Công ty khẩn trương thực hiện những việc sau:

            - Nhanh chóng hoàn thiện việc điều chỉnh Dự án, điều chỉnh Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Phương án cải tạo môi trường và Báo cáo đánh giá an toàn bức xạ; thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất… theo quy định để triển khai thực hiện Dự án.

-  Tiếp tục huy động vốn (vốn điều lệ, vay thương mại…), thực hiện các giải pháp tài chính phù hợp theo quy định để thực hiện Dự án và các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước liên quan.

- Tiếp tục tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm của dự án và đối tác có đủ năng lực để hợp tác khai thác, chế biến đất hiếm đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về môi trường theo chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 308/VPCP-KTN 13/1/2016.

            Sau khi Công ty hoàn thành được các công việc trên và Dự án được triển khai, Tập đoàn, Tổng công tyvà Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm đối tác chuyển giao công nghệ để có thể tiếp cận, tiến tới làm chủ được công nghệ thủy luyện, chiết tách đất hiếm. Dự kiến đến năm 2024 có thể chuẩn bị các dự án thủy luyện, chiết tách đất hiếm Đông Pao (công suất 10.000 tấn tổng ôxit đất hiếm/năm và 10.000 tấn ôxit đất hiếm riêng rẽ/năm). Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào diễn biến thị trường và phải có chính sách tổng thể về phát triển ngành công nghiệp đất hiếm Việt Nam của Chính phủ (Sau khi đối tác Nhật Bản dừng hợp tác)./.

Nguồn: Tổng Công ty Khoáng sản – TKV/vampro.vn


Tin khác
Thời tiết
28°C
Thống kê
48
1,413
321
10,359,952
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.580 76.180
Đối tác