Kinh tế xã hội

“Đếm” tài nguyên tính tiền không dễ!

25/02/2015 - Thứ Tư - 09:30 Lượt xem: 1
Hơn 1 năm kể từ ngày Nghị định 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực (ngày 20-1-2014), đã có 168/452 hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp trung ương được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt với tổng số tiền là 19.277 tỷ đồng.

Ở cấp địa phương, trên toàn quốc đã có 39/63 tỉnh, thành phố đã có kết quả triển khai phê duyệt tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng hồ sơ là 608, tổng số tiền thu là 2.053 tỷ đồng. Trong đó, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành toàn bộ hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho 100% số mỏ thuộc thẩm quyền với tổng số tiền 1.490 tỷ đồng.

Có thể thấy lượng tài nguyên (đã biết) trong lòng đất có giá trị rất lớn, song rất nhiều năm qua, tuy các hoạt động khai thác vẫn được tiến hành, mà tiền lại chưa được thu đúng, thu đủ về ngân sách. Bên cạnh việc xây dựng công thức tính toán về tài chính sao cho hợp lý thì trong bối cảnh nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều, trở nên khan hiếm, các điểm mỏ khai thác ở các vị trí khó khăn, phức tạp…, công tác đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia cũng trở nên khó khăn hơn.

 Mới đây, tại lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, TS Nguyễn Mai Quân, Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, cho biết dù cách gọi qua từng thời kỳ có khác nhau - xét duyệt hay đánh giá trữ lượng - nhưng tựu trung vẫn phải đạt được mục tiêu đánh giá chính xác trữ lượng khoáng sản, giúp doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, nhà nước quản lý, tận thu được nguồn tài nguyên quốc gia ở mức cao nhất. Đây là công việc khó, nhất là ở các mỏ có nhiều loại khoáng sản cùng tồn tại, như tại mỏ đồng lớn nhất nước ta là mỏ Sin Quyền (Lào Cai) có vàng lẫn trong đồng; mỏ vonfram Núi Pháo (Thái Nguyên) ngoài vonfram còn có nhiều khoáng sản khác, trong đó có cả vàng…

Do đó, để đảm bảo tính chính xác, khách quan, công tác thẩm định, phê duyệt các báo cáo thăm dò trữ lượng khoáng sản cần được giám sát, kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo tính tin cậy, trung thực. Có làm tốt cả hai khâu: “đếm” tài nguyên và tính tiền khéo mới đảm bảo vàng thau không lẫn lộn; hài hòa quyền lợi của quốc gia và nhà đầu tư.

Nguồn: SGGP 


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
309
21
782
10,368,766
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 83.500 85.500
SJC 73.680 75.280
Đối tác