Kinh tế xã hội

Trung Quốc mất lợi thế, Việt Nam hưởng lợi

27/03/2015 - Thứ Sáu - 14:41 Lượt xem: 1
Tiền đổ vào Việt Nam từ các hãng quốc tế lớn đang tạo cơ hội thứ hai để Việt Nam trở thành con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á.

Nằm dọc theo một trong các tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới, và với một dân số trẻ và đang phát triển, Việt Nam một lần nữa cho một giai đoạn kinh tế cất cánh sau nhiều năm thất vọng.

Tiền đổ vào Việt Nam từ các hãng quốc tế lớn như Samsung Electronics, Intel, đang tạo cơ hội thứ hai để Việt Nam trở thành con hổ kinh tế tiếp theo của châu Á.

Theo hãng PricewaterhouseCoopers (PwC), Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn đến năm 2050. Việt Nam không chỉ có ưu thế chi phí sản xuất rẻ so với Trung Quốc mà còn là điểm đến có sự ổn định chính trị đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi đẩy mạnh đầu tư vào khu vực trong bối cảnh quan hệ Nhật – Trung sóng gió.

“Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Việt Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để tăng trưởng nhanh nếu có thể khắc phục những thách thức trong lĩnh vực quốc doanh.

“Việt Nam sẽ soán ngôi Thái Lan trở thành ngôi sao vùng Mekong”, trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại ING nhận định.

ANZ vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay đạt 6,5% nhờ doanh số bán lẻ tăng, sản xuất công nghiệp và hạ tầng xây dựng được cải thiện. “Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang chuyển dịch từ nông nghiệp làm chủ đạo sang sản xuất công nghiệp”, bà Victoria Kwakwa, đại diệnWorld Bank tại Việt Nam nhận định.

Những dấu hiệu đi lên của kinh tế Việt Nam đang hiện rõ: Năm 2014, Việt Nam vượt qua các nước trong khu vực trở thành nước xuất khẩu vào Mỹ lớn nhất trong ASEAN.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân tại Việt Nam tăng mạnh trong 14 năm qua, đạt 12,35 tỷ USD năm 2014, tăng 7,4% so với năm 2013 và so với mức 2,4 tỷ USD năm 2000, theo số liệu của Cục đầu tư nước ngoài.

Việt Nam sẽ trở thành con hổ tiếp theo của châu Á.
Việt Nam sẽ trở thành con hổ tiếp theo của châu Á.

Hoạt động của Samsung tại Việt Nam cũng đang phát triển mạnh. Mới đây, Samsung đã được Chính phủ phê chuẩn sử dụng ga riêng tại Sân bay Quốc tế Nội Bài.

Nhiều hãng sản xuất nước ngoài cũng bắt đầu chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng sản xuất máy in Kyocera Document Solutions, chi nhánh của Kyocera (Nhật Bản), dự định tăng gấp 3 sản lượng ở Việt Nam lên 2 triệu thiết bị vào tháng 3/2018. Công ty này cũng chuyển một phần hoạt động sản xuất của mình tại Trung Quốc sang Hải Phòng, đưa Việt Nam trở thành cơ sở sản xuất máy in lớn nhất của hãng với kế hoạch mở một nhà máy mới vào tháng 8 tới.

“Việt Nam thực sự hưởng lợi lớn khi Trung Quốc mất đi các lợi thế cạnh tranh do giá nhân công và nội tệ tăng giá. Với việc thay thế Trung Quốc từ rất sớm, Việt Nam có lợi thế của người đi trước và đến nay bắt đầu thể hiện”, Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại Hong Kong của HSBC nhận định.

Kể từ đầu năm Vn-Index tăng 5,5%, trong khi chỉ số chứng khoán Indonesia chỉ tăng 4,1%, Malaysia tăng 2,4%, Thái Lan tăng 2,2%.

PwC dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2050 có thể đạt trung bình 5,3%, tốc độ chỉ kém Nigeria.

Việt Nam cũng có lợi thế về dân số học. Trong khi dân số Trung Quốc năm 2012 đã có 13% người từ 60 tuổi trở lên, thì tỷ lệ này ở Việt Nam là 9%. Năm 2013, hơn 40% dân số Việt Nam trong lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 – 49 tuổi. Lương trung bình của Việt Nam là 197 USD/tháng, so với Thái Lan là 391 USD, Trung Quốc 613 USD. Theo EIU, bộ phận nghiên cứu kinh tế của tạp chí The Economist dự đoán, năm 2019, chi phí sản xuất theo giờ ở Trung Quốc sẽ bằng 177% chi phí ở Việt Nam, từ chênh lệch 147% năm 2012.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước – một trong những bước ngoặt kinh tế lớn nhất.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài Chính) cho biết hôm 13/3, Việt Nam sẽ cố gắng bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước trong năm nay. Moody’s nhận định, kế hoạch bán cổ phần trong khoảng 280 doanh nghiệp nhà nước trong năm nay là một tín hiệu tích cực cho ngành ngân hàng của Việt Nam.

Một dấu hiệu tích cực khác nữa đó là Việt Nam đang trong quá trình đàm phán tự do thương mại với EU và tham gia đàm phán Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ đứng đầu.

Nguồn: đất việt


Tin khác
Thời tiết
26°C
Thống kê
38
607
1,319
10,373,223
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 83.700 85.200
SJC 73.730 75.330
Đối tác