Kinh tế xã hội

Phương án tăng lương tối thiểu năm 2016 dự kiến chỉ hơn 10%

21/07/2015 - Thứ Ba - 22:03 Lượt xem: 1
Lộ trình tăng lương tối thiểu phải đáp ứng ba điều kiện: Bù đắp được lạm phát, hiện Chính phủ đang duy trì 4-5%, căn cứ vào tỷ lệ tăng năng suất lao động hằng năm (khoảng 3%/năm) và phải bù đắp, rút ngắn khoảng cách tiền lương và mức sống tối thiểu.

Đây là ý kiến của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc khi được hỏi về phương án tăng lương tối thiểu năm 2016 tại hội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp về chính sách lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội” do VCCI và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 3-7, tại Hà Nội.
Hiện nay, VCCI đang lấy ý kiến các hiệp hội về phương án tăng tiền lương tối thiểu năm 2016 để đưa ra thương lượng tại Hội đồng Tiền lương quốc gia, nhưng sẽ chỉ dừng ở mức trên 10%.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, vấn đề tiền lương tối thiếu ở nước ta hiện nay khá nan giải. Thực tế, lương tối thiểu thấp chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu. Nhưng cũng có một vấn đề khác là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp, vì vậy bất cứ giải pháp nào về tiền lương phải tính đến khả năng duy trì được sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tại buổi đối thoại, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, cần xem lại chuẩn “mức sống tối thiểu” để định tiền lương tối thiểu cho hợp lý. Nhiều năm qua, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam lấy căn cứ mức sống tối thiểu do Viện Nghiên cứu công nhân và công đoàn tính toán, múc đề xuất tỷ lệ tăng hằng năm rất cao (từ 20-30%) để đạt mức sống tối thiểu vào năm 2018. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã không chịu nổi mức chi phí tiền lương tăng thêm quá cao, nên nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, một số doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch rút khỏi Việt Nam. Nhiều hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đề nghị VCCI đại diện cho giới chủ đề xuất với Hội đồng Tiền lương quốc gia mức tăng lương tối thiểu hằng năm (trong giai đoạn doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn) chỉ nên tăng bằng mức trượt giá hằng năm cộng thêm 3% (mức tăng năng suất lao động), như vậy mức tăng chỉ ở khoảng 5-8%/năm…
Thực tế, các phương án tăng lương giữa đại diện chủ sử dụng lao động và người lao động luôn khác nhau. Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, cho biết: Năm nay, chỉ số CPI tăng thấp và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn nên phương án giới chủ đưa ra sẽ không cao, trong khi đó người lao động luôn mong muốn được tăng lương cao. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phân tích ý kiến các bên để chọn ra phương án dung hòa hai bên sau khi thương lượng.
Theo đó, tầm cuối tháng bảy, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp và tháng 10 sẽ trình Chính phủ về mức tăng lương tối thiểu năm 2016.”
Là đại diện cơ quan quản lý nhà nước trong Hội đồng Tiền lương quốc gia, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cũng cho rằng, mức tăng lương tối thiểu năm 2016 phải được tính toán kỹ lưỡng, vì từ năm 2016 mức đóng BHXH tăng lên tiến dần đến mức thu trên tổng thu nhập của người lao động, nên chi phí của doanh nghiệp bỏ ra lớn. Thêm vào đó, các chính sách về lao động nữ, an toàn vệ sinh lao động có những quy định mới cũng sẽ làm chi phí doanh nghiệp tăng nên phải tính toán mức tăng lương cho hợp lý, để không làm hoạt động doanh nghiệp khó khăn thêm”.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Minh Huân vẫn nhấn mạnh, mức tăng lương tối thiểu sẽ vẫn phải bảo đảm tiến tới bù đắp để tiền lương đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động.
Năm 2015, Chính phủ phê duyệt phương án tăng lương tối thiểu của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Lương tối thiểu vùng 1 tăng lên 3,1 triệu đồng/tháng (tăng 14,8%), vùng 2 là 2,75 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 2,4 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 2,15 triệu đồng/tháng. Mức tăng lương trung bình khoảng 15%.
Nguồn: Nhật Anh, Nhândn.com.vn


Tin khác
Thời tiết
24°C
Thống kê
120
169
782
10,367,983
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.900
SJC 73.580 75.180
Đối tác