Luận văn Thạc sỹ

Nghiên cứu tuyển quặng đất hiếm Yên Phú. Năm 2011

08/11/2013 - Thứ Sáu - 11:55 Lượt xem: 1
Tác giả : Vũ Văn Toán - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ- Luyện kim. Người hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Hạnh - Viện Khoa học Vật liệu PGS.TS Trần Văn Lùng - Đại học Mỏ Địa chất

 

Tên luận án: "Nghiên cứu tuyển quặng đất hiếm Yên Phú. Năm 2011.

 

Tác giả: Vũ  Văn  Toán - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ- Luyện kim

 

 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hạnh - Viện Khoa học Vật liệu. PGS.TS  Trần   Văn   Lùng - Đại học Mỏ Địa chất

 

  Quặng đất hiếm Yên Phú đã được nhiều công trình nghiên cứu từ trong phòng thí nghiệm tới quy mô pilốt và đã khảng định có thể dùng phương pháp tuyển nổi chọn riêng để nâng cao hàm lượng đất hiếm, song ở các công trình trên mới chỉ đề cập đến thu hồi đất hiếm, còn các khoáng sản có giá trị công nghiệp khác, đặc biệt là sắt lại chưa được nghiên cứu.

 

    Luận văn đã nghiên cứu tuyển để nâng cao hàm lượng đất hiếm và thu hồi triệt để các khoáng sản có ích đi kèm , đặc biệt là sắt là rất cần thiết vì nó cho phép sử dụng tổng hợp tài nguyên nhằm phát triển bền vững khoáng sản đất hiếm Yên Phú thuộc tỉnh Yên Bái.

 

   Quặng đất hiếm Yên Phú thuộc loại quặng bị phong hóa mạnh, có tới gần một nửa khối lượng quặng nguyên khai bị vỡ vụn đến cỡ hạt  < 0,15mm. Khoáng vật đất hiếm chỉ chiếm 3,96% bao gồm các khoáng vật: samarskit, cheralit và xenotim. Khoáng vật có ích đi kèm là các oxyt sắt bao gồm: manhêtit 14,21%, gơtit 13,37% và hêmatit 4,48%. Khoáng vật phi quặng chủ yếu là thạch anh chiếm  45,63%, sét 12,41% và fenspat 2,41%.

 

  Kích thước xâm nhiễm của các khoáng vật trong quặng rất mịn, các khoáng oxyt sắt từ 0,01- 0,5mm, các khoáng đất hiếm từ 0,01- 0,25mm và khoáng thạch anh từ 0,02 đến một vài mm.

 

    Vì vậy để tuyển tách đất hiếm và các khoáng chứa sắt phải nghiền mịn quặng đến cỡ hạt nhỏ hơn 0,15mm.  

 

   Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn  2 phương pháp chính để xử lý quặng này là phương pháp tuyển từ để thu hồi các khoáng chứa sắt và phương pháp tuyển nổi để thu hồi  các khoáng đất hiếm.

 

  Luận văn đã tiến hành nhiều loạt thí nghiệm để xác định các điều kiện tối ưu về cường độ từ trường cho phương pháp tuyển từ, các điều kiện tối ưu về độ pH, chi phí thuốc đè chìm , chi phí thuốc tập hợp cho phương pháp tuyển nổi và tiến hành thử nghiệm tuyển trên nhiều sơ đồ, cuối cùng đã lựa chọn được sơ đồ hợp lý để xử lý quặng đất hiếm Yên Phú.

 

  Với sơ đồ đề nghị và tuyển ở các chế độ tối ưu đã xác định, từ quặng đầu có hàm lượng 1,2% TR2O3 và TFe 30%,  cho phép nhận được quặng tinh đất hiếm có hàm lượng 30% TR2O3 với thực thu là 80%  và quặng tinh sắt có hàm lượng 60,4% Fe với thực thu đạt 33%.



Nguồn: Vampro.vn 

 


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
302
5
782
10,368,750
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 83.500 85.500
SJC 73.680 75.280
Đối tác