Môi trường và phát triển bền vững

Giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở khai thác chế biến đá vừa và nhỏ

12/01/2015 - Thứ Hai - 15:41 Lượt xem: 1
ai nạn lao động (TNLĐ) thường xảy ra trong các ngành có nguy cơ cao, trong nhiều nám trờ lại đây khai thác và chế biến đá là ngành có độ rủi ro lớn dẫn đến TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN). Môi trường lao động, điều kiện lao động bị ổ nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng như an toàn cho người lao động. Do vậy, cần nghiên cứu tổng kết và đưa ra giải pháp, tiêu chí tự đánh giá phát hiện nguy cơ, khắc phục sự cố làm giảm TNLĐ và BNN trong khai thác chế biến đá tại các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ.

I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, vì vậy, ngành khai thác chế biến đá dân dụng và công nghiệp khai thác chế biến ngày càng phát triển, chủ yêu tập trung ở những vùng có nguổn tài nguyên phong phú như: Hải Phòng, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa... Các mỏ khai thác chế biến đá tập trung chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và miền Trung, theo thống kê của Bộ LĐ, TB&XH, các cơ sở DN khai thác đá chủ yêu là quy mô nhỏ, loại hình DN tư nhân, hộ gia đình, công nghệ khai thác thủ công kết hợp cơ giới ở mức độ thấp.
Ngành khai thác chế biến đá là ngành có nguy cơ cao vế mất an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), luôn đứng tốp đầu trong ngành về số vụ TNLĐ. Số vụ TNLĐ gây chết người nghiêm trọng và số người bị mắc BNN trong lĩnh vực khai thác đá chiếm 5 - 6% tổng sỗ BNN của cả nước, [5] đây là một trong những ngành có số BNN cao.
Với đặc thù riêng biệt, các quá trình khai thác và chế biến ở ngoài trời, ở các vùng địa lý khác nhau, công cụ lao động đơn giản, ngoài việc đảm bảo tiến độ của công việc thì việc chăm lo sức khỏe cho người lao động, phòng tránh các nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN là một mục tiêu được đặt ra thường xuyên. Người lao động thường xuyên gặp nguy hiểm khi tiến hành các hoạt động khai thác ở trên cao, vách thẳng đứng với những tư thế gò bó, không thoải mái, vệ sinh không đảm bảo, ồ nhiễm môi trường.[l] [5] [6]
Riêng khu vực khai thác chế biến đá, ngay cả các DN, cơ sở khai thác chế biến đá được cấp phép khai thác cũng có trên 50% số DN vi phạm các quy định về ATVSLĐ, ở đây chưa tính đến các cơ sở khai thác đá không được cấp phép.
Nghiên cứu đã đề ra các giải pháp' ATVSLĐ nhằm ngán ngừa, giảm thiểu TNLĐ và BNN trong ngành khai thác chế biến đá tại Việt Nam.
II. ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP ATVSLĐ TRONG CÁC cơ SỞ KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ
1. Định hướng phát triển bền vững
Hoàn thiện chính sách quản lý môi trường lao động (MTLĐ) với việc thay đổi quy định thời gian đo kiểm MTLĐ tại các cơ sở, DN khai thác chế biến đá cho phù hợp và có lộ trình để có thể quản lý, kiểm tra, giám sát MTLĐ và điểu kiện lao động (ĐKLĐ).
Đổi mới công nghệ, từng bước hiện đại hóa, cơ khí hóa dây chuyền sản xuất có vai trò quan trọng, làm tăng năng suất lao động, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu, giảm thiểu phát thải góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững.
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, sử dụng các chế tài và cưỡng chế thực hiện trong các cơ sở doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Công tác thông tin, thống kê và thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra công tác ATVSLĐ cũng tạo động lực cho các cơ sở thực hiện đúng quy định để ra.
2. Mô hình ATVSLĐ
Cách thức tổ chức thực hiện: UBND xã rà soát, bổ sung nhiệm vụ quản lý công tác ATVSLĐ, phân công cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ. Các trưởng thôn triển khai nội dung công tác ATVSLĐ đến các tổ trưởng tổ tự quản trong thôn. Các tổ trưởng tổ tự quản triển khai đến các cơ sở, DN hộ gia đinh có khai thác chê biến đá nhằm đảm bảo cho công tác ATVSLĐ được thực hiện có hiệu quả.
3. Xây dựng tiêu chí tự giám sát giảm TNLĐ, BNN trong khai thác chế biến đá
Trên cơ sở phân tích khảo sát đặc điểm vẽ MTLĐ, ĐKLĐ trong khai thác và chế biến đá tại các cơ sở vừa và nhỏ, 2 nhóm tiêu chí tự đánh giá MTLĐ, ĐKLĐ đã được đẽ xuất với mục đích: Đảm bảo hiệu quả thực thi luật pháp về ATVSLĐ; Xây dựng ván hóa phòng ngừa ATVSLĐ trong các cơ sờ DN khai thác chế biến đá; Hỗ trợ DN nhận diện và kiểm soát nguy cơ mất ATVSLĐ; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện với những hoạt động ưu tiên đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp và BVMT; Làm giảm nhẹ gánh nặng của cơ quan thanh tra đỗi với các DN trong vấn đẽ ATVSLĐ.
Nhóm tiêu chí báo cáo định kỳ: Nhóm tiêu chí tự giám sát 6 tháng hoặc Ì năm, trong nhóm chỉ tiêu này gổm li tiêu chí do DN tự giám sát đánh giá, các tiêu chí trên với từng vị trí công việc và quy định của các cơ sở khai thác chế biến đá.
Nhóm tiêu chí tự giám sát tại nơi làm việc: Theo quy trình sản xuất khai thác chế biến đá tại các cơ sở vừa và nhỏ, nghiên cứu đã xây dựng 35 tiêu chí tự giám sát công tác ATVSLĐ bằng việc tạo ra các sổ tay tự giám sát tại các nơi làm việc trên công trường khai thác chế biến đá.
Tùy nội dung và mục đích giám sát mà các tiêu chí được cụ thể hóa mang tính hướng dẫn thực hiện. Trong mỗi tiêu chí được thiết kế như một hành động kiểm định, xác định mức độ cần thiết phải có hành động khắc phục ngay như đã "có" hoặc "không" và nếu "không" thì cần "ưu tiên" xử lý ngay và ghi chú rõ ràng từng nội dung cần ưu tiên xử lý, trong những trường hợp đặc biệt nguy hiểm có thể cho dừng ngay khai thác để đảm bảo ATVSLĐ trong các mỏ khai thác chế biến đá.
Với 2 nhóm tiêu chí tự giám sát đánh giá nhằm phát hiện nguy cơ, xử lý đế xuất biện pháp khắc phục công tác ATVSLĐ được thể hiện dưới dạng bảng, sổ tay để tiến hành giám sát thực hiện công tác đánh giá MTLĐ, ĐKLĐ của các cơ sở doanh nghiệp khai thác chế biến đá trong quy mô vừa và nhỏ.
Như vậy, tiêu chí tự giám sát tại 5 khu vực làm việc và Ì tiêu chí chung với Ì tiêu chí tổng hợp phải gắn chặt với điều kiện công nghệ sản xuất, điều kiện máy thiết bị, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Mọi vị trí đều được giám sát, các nguy cơ được kiểm soát. Các chỉ tiêu đơn giản dễ xác định và được giám sát liên tục trước, trong và khi kết thúc ca làm việc hàng ngày.
III. KẾT LUẬN
Định hướng phát triển bến vững là cần thiết với các cơ sở khai thác chế biến đá nói riêng và cho nhiều DN vừa và nhỏ của Việt Nam nói chung.
Mô hình ATVSLĐ để xuất phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất của các cơ sở khai thác chế biến đá có quy mô khai thác vừa và nhỏ, tiết kiệm được nguyên liệu sản xuất nhưng có hiệu quả rất cao.
Các tiêu chí tự giám sát được thiết kế chi tiết bằng các bảng, sổ tay dễ thực hiện đơn giản, dễ áp dụng. Việc áp dụng không phải đầu tư nhiều kinh phí, mà áp dụng từng nội dung phù hợp với khả năng của từng DN, cơ sở sản xuất.
Trong bổi cảnh công tác quản lý ATVSLĐ của cơ sở sở DN vừa và nhỏ bị bỏ ngỏ từ nhiều năm nay do đó bất cứ hoạt động nào của mô hình, tiêu chí tự giám sát cũng sẽ đem lại hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
•       Bộ LĐ, TB-XH (2012), Báo cáo quốc gia về ATVSLĐ.
•        Bộ Y tế (2003), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, Nhà xuất bản y học, Hà nội.
•       Cục An toàn lao động (2003), Dự án đánh giá việc bổi thường TNLĐ theo quy định của Bộ Luật Lao động, (2001- 2003).
•       Cục An toàn lao động, (2013) Báo cáo thực trạng công tác ATVSLĐ các ngành có nguy cơ cao.
•       Viện khoa học lao động và xã hội (2012), Kết quả hoạt động nhân rộng mô hình ATVSLĐ tại làng nghề đúc đổng phức Kiều, Làng nghề khai thác đá, chế biến đá Ninh Vân - Ninh Bình, chương trình Quốc gia vế ATVSLĐ, tr.ll.

Nguồn: 
vea.gov.vn
 


Tin khác
Thời tiết
36°C
Thống kê
278
399
933
10,355,489
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 73.100
Đối tác