Nghiên cứu và trao đổi

Cơ hội, thách thức và những giải pháp đối với ngành than Việt Nam khi gia nhập WTO

08/11/2013 - Thứ Sáu - 11:17 Lượt xem: 1
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta và ngành công nghiệp than cũng không nằm ngoài sự kiện đó. Ngành than nước ta trong hai năm qua tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Chính vì vậy, việc đánh giá các cơ hội, thách thức và đề ra những giải pháp cho ngành than Việt Nam khi gia nhập WTO cũng vẫn cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng than lớn, than cũng là nguồn năng lượng chủ yếu của đất nước. Hiện tại than đang chiếm khoảng 70% tỉ trọng tiêu thụ nguồn năng lượng không thể tái tạo và hữu hạn của nước ta và trong tương lai than vẫn là một trong những ngành sản xuất trụ cột của nền công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật thế giới, cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có những điều chỉnh và việc gia nhập WTO cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của ngành than Việt Nam.

Phân tích thị trường than thế giới:

Hiện nay, than chiếm khoảng 28% nguồn năng lượng không thể tái tạo và hữu hạn của thế giới, 45% sản lượng điện trên toàn thế giới là được sản xuất từ than. Trong "Triển vọng phát triển năng lượng toàn cầu" của Cục quản lý thông tin năng lượng (EIA) của Mỹ nêu rõ, nhu cầu về dầu mỏ bình quân sẽ tăng 1,9%/năm; nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới sẽ tiếp tục tăng với tốc độ bình quân 2,1%/năm và sẽ đạt tới 5,79 tỷ tấn vào năm 2010, nhu cầu tiêu thụ than của Châu Á sẽ đạt 2,13 tỷ tấn, chiếm tới 36,8% tổng nhu cầu tiêu thụ than thế giới. Đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ, tỷ lệ sử dụng than sẽ chiếm tới 92% tổng dự báo tăng tiêu thụ than toàn cầu.

Năm 2008, xuất khẩu than từ Ôxtrâylia, nước cung cấp than đốt nhiệt lớn thứ hai thế giới, tăng 10% đạt 119 triệu tấn và dự kiến đạt 128 triệu tấn trong năm 2009. Nguồn cung than của Indonesia cũng tăng 8% trong năm 2008 đạt 201 triệu tấn, nhưng những nguồn cung này sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu than toàn cầu. Theo thống kê của Văn phòng nông nghiệp và thương mại Ôxtrâylia (ABARE), nhu cầu tiêu thụ than đá nhập khẩu tại châu Á tăng thêm 23 triệu tấn trong năm 2008 đạt 390,9 triệu tấn. Một số nước, kể cả Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, CHDCND Triều Tiên, đã tăng công suất sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng. Có thể thấy than vẫn giữ vị trí quan trọng trong việc sử dụng năng lượng trong tương lai.

Lượng than xuất nhập khẩu trên thế giới trong những năm gần đây:



33

Gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức đối với ngành than Việt Nam:

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta cũng phải hòa nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, từ đó ngành công nghiệp than Việt Namsẽ có thời kỳ phát triển mới, than sẽ trở thành tiêu điểm trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Trước tình hình đó, gia nhập WTO không chỉ mang đến cho ngành than Việt Namcơ hội phát triển thuận lợi mà còn có không ít những thách thức, khó khăn.

Những cơ hội: Sau khi gia nhập WTO, cùng với việc mở cửa toàn diện trong lĩnh vực đầu tư và giao dịch thương mại là việc thu hẹp dần thậm chí xóa bỏ hàng rào thuế quan, mang đến cho ngành than nước ta những cơ hội, thuận lợi phát triển chưa bao giờ có, đặc biệt thể hiện trong 3 phương diện sau:

Các doanh nghiệp than Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để giao lưu, hợp tác toàn diện với các doanh nghiệp sản xuất than lớn của các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta học tập, tiếp thu các kiến thức tiên tiến về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, những kinh nghiệm quản lý và khai thác than vv…

Thuận lợi cho việc sử dụng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Gia nhập WTO chúng ta có nhiều điều kiện để thu hút các doanh nghiệp than nước ngoài hợp tác, liên doanh, từ đó có thể trao đổi và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có 4 nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, sau khi gia nhập WTO, thị trường nước ta sẽ thêm một bước mở cửa và sẽ có một loạt những chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hai là, ngành công nghiệp than Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, than được mệnh danh là “lương thực của nền công nghiệp”, kết cấu năng lượng của Việt Nam với than là nguồn năng lượng chủ yếu sẽ còn duy trì trong thời gian dài, điều này tạo tâm lý yên tâm đối với thị trường trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành than. Ba là, các lĩnh vực đầu tư sẽ ngày càng được mở rộng, cơ hội lựa chọn các dự án đầu tư sẽ nhiều hơn, các lĩnh vực có thể đầu tư sẽ là: sản xuất, khai thác than, điện hầm lò, khống chế khí độc, vận tải, khí hóa than vv…. Bốn là, các cơ sở, các thiết bị sản xuất sẽ được cải thiện, các thiết bị máy móc về đường sắt, cung cấp nước, cung cấp điện, thông tin liên lạc sẽ được hoàn thiện và đồng bộ.

Sau khi gia nhập WTO, cùng với việc thu hẹp hoặc xóa bỏ hàng rào mậu dịch giữa các nước thành viên, theo các điều lệ liên quan đến công nghiệp của WTO, chúng ta có thể tận dụng để hưởng các lợi ích từ việc tự do hóa thương mại và thông qua đàm phán kịp thời giành được những chính sách ưu đãi của bạn hàng, đồng thời yêu cầu sự giúp đỡ từ Tổ chức thương mại quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp giữa các doanh nghiệp, các quốc gia liên quan.

Những khó khăn, thách thức: Chúng ta cũng phải tỉnh táo nhận thức rằng, không có quốc gia nào chủ động nhường thị phần thị trường cho mình, Hiệp định thương mại về than cũng sẽ không có sự thay đổi nhiều; thị trường than thế giới đang cạnh tranh kịch liệt trong khi các doanh nghiệp than của Việt Nam lại vẫn còn nhiều tồn tại. Điều này khiến ngành than Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức sau đây khi gia nhập WTO:

Cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tài nguyên than của nước ta còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng than còn chưa chặt chẽ. Các chính sách thuế về tài nguyên than chưa hợp lý, chưa thực sự phù hợp với quy luật và sự biến động của thị trường. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp cơ chế quản lý, phương thức sản xuất kinh doanh chưa hoàn thiện, quyền lợi sản xuất và trách nhiệm không rõ ràng, chính sách doanh nghiệp chưa rạch ròi, trình độ quản lý chưa cao, hiệu suất thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập.

Việt Nam mới bắt đầu xuất khẩu than trong những năm gần đây, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu than chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu than với nhiều hình thức phức tạp. Gia nhập WTO, thị trường năng lượng trong nước sẽ phải đối mặt với những kích thích mạnh mẽ từ thị trường năng lượng thế giới, cùng với việc giảm giá của thị trường tài nguyên thay thế than như dầu mỏ, khí đốt … Điều này cũng tạo nên những khó khăn, thách thức đối với ngành than nước ta trong tiến trình hội nhập.

Sau khi gia nhập WTO, chúng ta phải tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định thư của Tổ chức thương mại thế giới liên quan đến vấn đề môi trường, thêm vào đó yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đang không ngừng được nâng cao, trong khi đó vấn đề tồn tại trong việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp than Việt Nam còn rất nhiều, các doanh nghiệp sẽ phải chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến giá thành sản xuất than cũng vì thế mà tăng lên.

Những giải pháp: Để đối mặt với những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành than nước ta cần phải có quan điểm, lập trường về thị trường vững chắc, hiểu biết các nguyên tắc, các hiệp định của WTO, tích cực áp dụng các biện pháp, tăng cường công tác quản lý nội bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực thích ứng thị trường của các doanh nghiệp.

Trước tiên chúng ta cần phải cải tiến phương thức tư duy. Nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới là một cái mốc nổi bật, nó đánh dấu quá trình đổi mới của nước ta sẽ chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn hướng về một thế giới toàn diện; nó hàm ý rằng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta phụ thuộc vào sự biến chuyển của thị trường trong nước dựa trên cơ sở, nguyên tắc của thị trường quốc tế. Điều này có nghĩa là, sau khi gia nhập WTO, chính sách mở cửa của nước ta sẽ phải đối mặt với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, các nguyên tắc giao lưu đối ngoại cũng thay đổi, các yêu cầu cụ thể đối với doanh nghiệp cũng thay đổi. Để làm được điều này, chúng ta cần phải thay đổi, cải tiến phương thức tư duy cũng như nhiều phương diện khác. Nếu không có sự thay đổi này, chúng ta sẽ không thể nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển, sẽ không tận dụng được các điều kiện và môi trường thuận lợi để vượt qua được các khó khăn, thách thức, sẽ không thúc đẩy các công việc của doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới; chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy khó khăn mà không nhìn thấy thuận lợi, sẽ chỉ cảm thấy áp lực mà không thể biến áp lực đó thành động lực, từ đó đánh mất cơ hội phát triển của mình.

Cần học hỏi, hiểu biết về các nguyên tắc, các hiệp định thương mại của WTO. Toàn ngành cần phải thực hiện tuân thủ các nguyên tắc, các hiệp định thương mại nâng cao ý thức chấp hành các nguyên tắc, các hiệp định của WTO. Các nguyên tắc của WTO chính là sự phản ánh của quy luật giao dịch kinh tế thương mại. Các Hiệp định thương mại của WTO là sự giao dịch thương mại rộng rãi, là sự chắt lọc và thể hiện của thành quả của phát triển kinh tế và sự huấn luyện kinh tế thị trường của toàn thể các nước thành viên. Các kiến thức về nguyên tắc của WTO là yêu cầu nội tại của phát triển kinh tế thị trường. Những yêu cầu chính đối với chúng ta khi gia nhập WTO là chúng ta cần phải có ý thức tự giác tuân thủ các nguyên tắc, các hiệp định thương mại của WTO; hiểu biết về các nguyên tắc, các hiệp định đó để có thể tự tin khi tham gia các hoạt động giao dịch thương mại trên thị trường quốc tế.

Nâng cao kỹ thuật sản xuất than sạch kết hợp làm tốt công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Trong thương mại quốc tế, vấn đề bảo vệ môi trường hiện đã trở thành một trong những trở ngại lớn về kỹ thuật trong giao dịch thương mại phi thuế quan. Những sản phẩm than với vốn đầu tư cao lại gây tác hại ô nhiễm môi trường sau khi gia nhập WTO trước sau sẽ bị đào thải, luật bảo vệ môi trường sẽ ngày càng nghiêm khắc và có thể sẽ trở thành chướng ngại lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu than nước ta. Ngành than cần phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tích cực nâng cao kỹ thuật sản xuất than sạch, cải tiến kỹ thuật sản xuất để giảm hoặc không còn đổ phế thải và công nghệ bảo vệ môi trường, thắt chặt chế độ kiểm tra than thành phẩm, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế.

Nỗ lực giảm giá thành sản xuất than, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Gia nhập WTO sẽ đặt ra đối với ngành than nước ta những yêu cầu mới, để hòa cùng nhịp phát triển của thị trường thế giới chúng ta cần phải cải thiện cách sử dụng lao động, thay đổi chế độ quản lý nhân công, xây dựng nên cơ chế khích lệ có hiệu quả; các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao khả năng chế biến sâu góp phần bảo vệ và nâng cao giá trị tài nguyên; thông qua cải tiến về kỹ thuật sản xuất, nỗ lực làm giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm thích ứng với nhu cầu của thị trường, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh.

Triển khai các các công tác cụ thể với mục tiêu phát triển bền vững nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tập đoàn TKV cần duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khâu khai thác, chế biến, tiêu thụ than nhằm bảo vệ tài nguyên; Ngăn chặn không để tình trạng khai thác, kinh doanh than trái phép tái diễn; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý địa phương tăng cường bảo vệ ranh giới mỏ... Tăng cường áp dụng các biện pháp giảm tổn thất tài nguyên; Chủ động tổ chức thăm dò tài nguyên và triển khai chiến lược phát triển bền vững ngành than, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.

Sử dụng thông tin hoá để thúc đẩy hiện đại hoá công nghiệp than.Thông tin hoá doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp có tác dụng thúc đẩy quan trọng, ngành than nước ta do bị ảnh hưởng của quan niệm quản lý bao cấp trong một khoảng thời gian khá dài nên đối với công tác thông tin hoá trong doanh nghiệp không được coi trọng, vì thế ngành than Việt Nam khi tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế bắt buộc phải chú trọng xây dựng thông tin hoá doanh nghiệp; tăng cường quản lý điều hành thông qua hệ thống thông tin hiện đại như: Cổng thông tin điện tử, website, hệ thống quản lý văn bản, quản lý điều hành và giao ban trực tuyến trong toàn tập đoàn TKV với trung tâm tin học quản lý điều hành sản xuất hiện đại; thương vụ điện tử hoá trong quá trình mua bán than.

Kết luận:

ViệtNamgia nhập WTO với tư cách là một nước đang phát triển, điều này đối với sự phát triển của ngành than vừa thuận lợi vừa khó khăn, cơ hội và áp lực cùng tồn tại. Gia nhập WTO sẽ cải thiện được môi trường kinh doanh bên ngoài của doanh nghiệp, mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển nhưng nó cũng gây ra những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ. Nếu phân tích một cách cục bộ thì chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn to lớn nhưng nếu nhìn từ góc độ tổng thể và lâu dài thì thuận lợi sẽ nhiều hơn khó khăn. Vì thế chúng ta cần phải biết nắm bắt cơ hội, đối mặt với thách thức, nhận định thời cơ, nhờ vào sự ảnh hưởng của WTO để thúc đẩy ngành than nước ta tiếp tục phát triển.

Nguyễn Thị Thanh Hiền (Theo Đại học Công nghiệp Quảng Ninh)


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
27
438
3
10,365,115
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 73.880 75.480
Đối tác