Nghiên cứu và trao đổi

Vụ Bersa chây ỳ đóng thuế: Bộ Tài chính “ưu ái quá mức”?

30/09/2014 - Thứ Ba - 18:43 Lượt xem: 1
Bộ Tài chính đã ưu đãi quá mức cho Bersa Việt Nam khi quyết định hủy truy thu 250 tỷ đồng nợ thuế, điều này thể hiện tư duy "không quản được là buông, không thu được là cho" từ phía Bộ Tài chính, theo ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Vụ Bersa chây ỳ đóng thuế: Bộ Tài chính “ưu ái quá mức”?

Khai thác vàng tại mỏ vàng Phước Sơn (Quảng Nam) - Ảnh: TL

TS. Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án Than Đồng bằng sông Hồng - Vinacomin cho biết trong cuộc trao đổi với phóng viên BizLIVE bên lề cuộc hội thảo "Lỗ hổng chính sách trong quản lý nguồn thu từ khai thác tài nguyên".

Bộ Tài chính đã vượt quyền?

Bộ Tài chính, Tổng cục thuế đã hủy truy thu 250 tỷ đồng nợ thuế của 2 nhà máy vàng Phước Sơn, Bồng Miêu (Quảng Nam) thuộc tập đoàn Bersa Việt Nam sau đó Bersa lại xin miễn giảm 300 tỷ đồng nợ thuế … Việc ưu đãi cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản như vậy có tiền lệ chưa, thưa ông?

Về mặt nguyên tắc, chúng ta thu thuế tài nguyên là thu về chủ sở hữu. Tuy nhiên chủ sở hữu không phải Bộ Tài chính nên Bộ Tài chính làm như vậy là vượt quyền.

Tôi cho rằng chúng ta không hiểu bản chất của tài nguyên khoáng sản. Đây là tài sản của toàn dân và toàn dân theo Hiến pháp, giao nhà nước quản lý nhưng chúng ta vẫn nhầm lẫn coi khoáng sản có chủ sở hữu là nhà nước. Thực chất, chủ sở hữu nhà nước là những gì nhà nước bỏ ra xây dựng.

Cách tiệm cận của Bộ Tài chính về tài nguyên khoáng sản như một loại thuế bình thường nhưng thực tế nó khác xa. Mỏ khoáng sản là hàng hóa đặc biệt nên phải tiệm cận một cách đặc biệt thay vì buông xuôi, không quản được là buông, không thu được là cho của Bộ Tài chính.

Vì sao Bersa có thể chuyển vàng từ mỏ này sang mỏ kia để tận dụng việc áp mức thuế khác nhau và trường hợp 1 trong 2 mỏ bị đóng cửa, thưa ông?

Chủ đầu tư là Bersa có 2 cơ sở khai thác trên cùng địa bàn là nhà máy Phước Sơn, Bồng Miêu đã tranh thủ lợi dụng khi nhà nước ép cơ sở này phải đóng cửa hoặc áp mức thuế cao hơn lại lợi dụng cơ sở kia để trốn thuế. Cách trốn thuế ở doanh nghiệp thiên biến vạn hóa và đó cũng là sơ hở trong cách quản lý của Việt Nam.

Hai nhà máy vàng Phước Sơn, Bồng Miêu hoạt động trở lại và vẫn nợ 300 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên môi trường...
Mức thuế phí khác nhau giữa 2 mỏ vàng này là do UBND tỉnh Quảng Nam quy định. Luật quy định thuế tính dựa trên mức giá của UBND tỉnh quy định mà UBND tỉnh thường không có chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Giao cho UBND tỉnh không có nguồn nhân lực và các bộ phận tham mưu để đảm bảo quyền thực thi hướng dẫn hoặc luật cho chính xác. 

Thà đóng cửa nhà máy 

Có ý kiến cho rằng có thể đóng cửa 2 nhà máy khai thác vàng Phước Sơn, Bồng Miêu do việc chây ỳ đóng thuế của Tập đoàn Bersa, quan điểm của ông như thế nào?

Bersa không hề lỗ khi khai thác vàng tại 2 mỏ vàng Phước Sơn, Bồng Miêu như lý luận của họ. Ngay từ đầu tại hội thảo với Ủy ban thường vụ Quốc hội tôi đã đề cập đến vấn đề này. Chúng ta đã hớ hênh từ lúc cấp phép và người ta đã thu lợi từ lúc nhận được giấy cấp phép. 

Trữ lượng khai thác vàng là 22 tấn không phải gần 7 tấn như Bersa thông báo. Chính Bộ Tài nguyên môi trường cũng  biết rất rõ. Lúc cấp giấy phép đã cho không Bersa 15 tấn vàng. 

Nếu là tôi tôi thà đóng cửa để đấy khai thác sau thay vì cho phép khai thác hao hụt tài nguyên và không thu lợi về thuế.

Bersa cho rằng họ đã đầu tư những máy móc hiện đại khai thác vàng tại đây nhưng tôi khẳng định, Bersa không đầu tư gì. Khai thác vàng Phước Sơn giống như khai thác vàng thổ phỉ, không có công nghệ tiên tiến, chỉ có vài ba nhà trên mặt đất còn dưới lòng đất tài sản quan trọng nhất là vàng họ không đầu tư mà khai thác.

Tuy nhiên thực tế, hai nhà máy vàng Bồng Sơn, Phước Miêu lại được phép hoạt động trở lại theo quyết định vào hôm qua (29/9). Theo ông để thu được thuế của doanh nghiệp này cần phải làm gì?

Cái gì nền kinh tế chưa có nhu cầu chúng ta không nên động đến, không nên khai thác. Hiện nay, Việt Nam nên khai thác và khai thác có hiệu quả là than dầu, khí, cát, sỏi…. Còn những thứ khác chúng ta nhập khẩu rẻ hơn nhiều như nhôm, sắt, thép...

Trong khi đang lo lắng sắt thép của Nga chất lượng tốt tràn vào thị trường, vậy vì sao phải đi khai thác thép Thạch Khê làm gì? 

Trong khi đó Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin nhiều lần kiến nghị giảm thuế phí và được Bộ Công thương đồng ý nhưng Bộ Tài chính lại không, điều này phải được lý giải như thế nào?

Vinacomin xin một vài ưu đãi liên quan đến phí như phí môi trường vì cho rằng môi trường sẽ phục hồi nhưng môi trường trong ngành khai khoáng làm sao dễ phục hồi được? Xin giảm phí môi trường với lý do môi trường có thể phục hồi được là không đúng. 

Thứ 2, Vinacomon xin bộ Công thương và Bộ Công thương cũng xin Chính phủ giảm phí thuê đất cho khâu khai thác với lập luận sau 3-5 năm sẽ trả lại đất, mượn đất chứ không thu hồi đất của dân.

Nhưng thực tế 3-5 năm dân có thể nhận lại diện tích đấy nhưng không thể canh tác được. Ví dụ như dự án khai thác bauxite Tân Rai, sau 3-5 năm sẽ không có cây gì mọc được trừ cây keo còn cao su cà phê, thông … không mọc được.
 
Giảm phí sử dụng đất cũng không nên, không hợp lý,  không phù hợp với thực tế. Chưa nói phí môi trường từ trước đến nay dựa trên những cơ sở rất chung chung và thường nếu dùng phí đó để hoàn lại môi trường ban đầu không bao giờ đủ mà chỉ thiếu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
 
Nguồn: bizlive.vn


Tin khác
Thời tiết
23°C
Thống kê
21
731
99
10,367,763
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.900
SJC 73.580 75.180
Đối tác