Nghiên cứu và trao đổi

Phản hồi từ loạt bài “Thất thoát hàng nghìn tỉ đồng thuế tài nguyên mỗi năm”: Phải “mạnh tay” với doanh nghiệp vi phạm

17/11/2014 - Thứ Hai - 11:20 Lượt xem: 1
Câu chuyện doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản nợ thuế, trốn thuế làm “thủng túi” ngân sách đang diễn ra tràn lan ở khắp các địa phương cũng như ở hầu hết các mỏ, với các loại tài nguyên khoáng sản khác nhau. Trong khi ngân sách Nhà nước thất thu, người dân vùng mỏ đói nghèo, tài sản của đất nước đang bị tận thu, hơn lúc nào hết, cần phải có sự chấn chỉnh, vào cuộc từ Trung ương đến địa phương cũng như các ban, ngành chức năng. PV Báo CAND đã lấy ý kiến của một số đại biểu Quốc hội đến từ những địa phương đang chịu “tai tiếng” vì nạn trốn thuế, nợ thuế của doanh nghiệp khai khoáng, cũng như đại diện của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về vấn đề này.

Ông La Ngọc Thoáng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng: Chỉ móc tài nguyên lên bán, làm gì có chuyện doanh nghiệp thua lỗ

Ông La Ngọc Thoáng.

Doanh nghiệp cứ vin vào lí do làm ăn khó khăn, thua lỗ để chây ì nộp thuế nhưng thực chất không phải vậy. Có nhiều mỏ kêu lỗ triền miên nhưng doanh nghiệp vẫn xin mở rộng sản xuất. Thua lỗ nhưng chưa có doanh nghiệp nào xin trả mỏ, làm thủ tục giải thể. Kì lạ thật. Tôi khẳng định, doanh nghiệp khai khoáng không thể nào lỗ được. Chỉ việc móc tài nguyên lên bán thì không thể nào thua lỗ. Nếu doanh nghiệp nào thua lỗ thật thì cứ trả mỏ cho địa phương. Khoáng sản lãi lớn lắm do suốt một thời gian dài, để thu hút đầu tư nên các địa phương đưa ra quá nhiều chính sách ưu ái cho doanh nghiệp khai khoáng. Điển hình như mỏ Ngườm Cháng, doanh nghiệp được miễn thuế tài nguyên thời gian rất dài do chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn vùng sâu vùng xa. Vậy là, mặc dù là mỏ lớn nhất tỉnh nhưng doanh nghiệp lại chẳng đóng góp gì cho địa phương. Đường vào mỏ cũng do Chương trình 135 hỗ trợ. Đến lúc xe chở quặng phá nát đường, doanh nghiệp chỉ bỏ ra 200 triệu sửa đường, số tiền đó không đủ để lấp mấy cái ổ gà, ổ voi.

UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu doanh nghiệp phải có nhà máy chế biến sâu mới cấp mỏ. Vậy là nhiều doanh nghiệp cũng triển khai xây nhà máy chế biến để được cấp. Nhưng khi có giấy phép rồi thì họ không làm, nhà máy bỏ không. Họ kêu nhà máy không hoạt động được do thiếu nguyên liệu nhưng thực chất doanh nghiệp không đưa nguyên liệu vào nhà máy mà đem xuất khẩu thô để lãi cao hơn. Có thời gian, ở Cao Bằng xuất hiện tình trạng nhiều mỏ quặng chất đầy nhưng chỉ sau một đêm quặng đi đâu hết trong khi nhà máy chế biến quặng không hoạt động. Khi tỉnh làm gắt gao, cấm xuất thô thì vẫn phát hiện quặng được đưa từ Cao Bằng vòng qua Thái Nguyên tới Lạng Sơn để đưa sang Trung Quốc.

Khoáng sản là tài nguyên quốc gia, không thể để tài sản quốc gia rơi vào tay một nhóm người. Nếu không quản lí được, doanh nghiệp không làm được thì cứ để đấy, không khai thác. Đã đến lúc phải mạnh tay với sai phạm của doanh nghiệp khai khoáng. Doanh nghiệp nào cố tình chây ì nộp thuế phải kiên quyết cho dừng hoạt động.

Đại tá Phạm Trường Dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam - đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam: Để thất thu ngân sách, ngành Thuế còn yếu kém và thiếu trách nhiệm

Đại tá Phạm Trường Dân.

Thực ra, việc doanh nghiệp trốn thuế, chây ì nộp thuế hay nợ thuế diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp, nhất là từ khi thực hiện việc để cho doanh nghiệp tự khai báo, tự nộp thuế. Ví dụ như ở tỉnh Quảng Nam hiện nay có khoảng 3.500 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng có khoảng 900 doanh nghiệp phát sinh nợ thuế, tức chiếm tới ¼ số lượng. Về số tiền nợ, hiện vào khoảng 794 tỷ đồng, chiếm tới 1/10 ngân sách hằng năm của cả tỉnh. Con số này cho thấy tình trạng nợ thuế là khá nghiêm trọng.

Với riêng doanh nghiệp khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là hai doanh nghiệp khai thác vàng Phước Sơn và Bồng Miêu, số tiền nợ thuế chiếm gần ½ trong tổng số nợ. Thực trạng báo động này cho thấy doanh nghiệp khoáng sản nợ thuế là rất lớn. Theo số liệu mà chúng tôi nắm được, con số nợ mà 2 doanh nghiệp này đang chây ì chỉ là bề nổi, còn thực chất, nếu so với sản lượng khai khác của họ, số tiền thuế mà họ phải nộp thực chất cao hơn gấp nhiều lần. Như vậy, cộng cả hai lần thất thoát, ngân sách đang bị doanh nghiệp móc túi một cách trắng trợn. Trách nhiệm này, theo thôi thuộc về ngành Thuế. Để thất thu ngân sách, chứng tỏ ngành Thuế vẫn còn có những yếu kém và thiếu trách nhiệm. Chứng minh điều này, tôi có thể đặt câu hỏi về 2 điều bất hợp lý từ chính 2 doanh nghiệp khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thứ nhất, trong báo cáo sản lượng khai thác của Công ty Vàng Bồng Miêu, có số liệu từ năm 2006 đến năm 2013, nhưng tại sao không có số liệu của năm 2012? Thứ 2, vì sao có sự chênh lệch khá lớn trong sản lượng vàng khai thác được mà công ty và Phước Sơn khai báo với với quan quản lý và khối lượng công ty xuất khẩu vàng?

Vì vậy, chống thất thu phải bắt đầu từ chính ngành Thuế. Tất cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hay xuất khẩu đều được thể hiện trên hóa đơn, chứng từ. Nếu ngành Thuế làm chặt chẽ, thì doanh nghiệp sẽ không thể “làm xiếc” để ngoài sổ sách được. Bên cạnh đó, khâu giám sát, kiểm tra phải làm thường xuyên và nghiêm túc. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải làm một cách riết róng, bịt hết mọi kẽ hở cũng như cơ hội “lách” thuế của doanh nghiệp, nhưng tuyệt đối không được sách nhiễu, phiền hà, gây ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng nữa, đó là theo tôi, tài nguyên khoáng sản là tài sản của quốc gia, nó là vàng của đất nước. Về nguyên tắc, khai thác tài nguyên khoáng sản phải tính đến bảo vệ môi trường. Tài nguyên có thể có loại tái tạo và loại không thể tái tạo. Vì vậy, việc thu thuế hay phí đều phải tính đến lợi ích đối với môi trường. Ngoài đóng góp với tư cách là nhà kinh doanh, doanh nghiệp phải có phần đóng thuế và phí đủ bù đắp cho tác hại về môi trường. Việc khai thác nguồn tài nguyên này cần phải có sự cân nhắc, và không nên cấp phép khai thác cho doanh nghiệp nước ngoài, cũng như phải hạn chế việc cấp phép tràn lan. Tài nguyên khoáng sản không thể tự mất đi, bởi vậy, cơm chưa ăn, gạo hẵng còn, không việc gì phải vội khi chưa thẩm định rõ ràng. Bên cạnh đó, cần phải có sự phân cấp rõ ràng: với những mỏ khoáng sản lớn về trữ lượng, hàm lượng cũng như giá trị khoáng sản, thì Nhà nước cần quản lý và quyết định cấp phép. Với các mỏ khoáng sản nhỏ lẻ, được khai thác theo nghĩa “tận thu” thì các địa phương mới được cấp phép và quản lý.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Cần nâng cao năng lực quản lí nhà nước về khoáng sản

Ông Nguyễn Đức Kiên.

Một thời gian dài, việc cấp phép khai thác khoáng sản diễn ra ồ ạt tại nhiều địa phương. Tài nguyên được phân cấp cho địa phương quản lí đã phát sinh nhiều vấn đề, ví dụ như Quảng Ninh có hiện tượng than thổ phỉ, các tỉnh duyên hải miền Trung khai thác ồ ạt titan… Theo quy định, những mỏ có diện tích trên 3ha sẽ do Bộ Tài nguyên – Môi trường cấp phép nhưng nhiều địa phương đã chia nhỏ mỏ để được cấp phép. Câu hỏi đặt ra là, Bộ Tài nguyên – Môi trường có sơ đồ, trữ lượng các mỏ trên phạm vi cả nước, vậy tại sao các địa phương vẫn có thể chia nhỏ mỏ? Rõ ràng là cơ quan quản lí nhà nước về tài nguyên khoáng sản làm chưa tốt. 

Để tránh thất thu thuế, giải pháp căn bản nhất là phải đánh giá chính xác trữ lượng, chất lượng từng mỏ. Trên cơ sở đó sẽ nắm được sản lượng khai thác, dự báo tác động đến môi trường, tính toán được lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp phục vụ cho việc truy thu thuế. Muốn vậy, Bộ Tài nguyên – Môi trường phải thực hiện đánh giá lại trữ lượng, giúp nâng cao chất lượng bản đồ khoáng sản quốc gia. Ngoài ra, cơ quan Thuế cũng phải nâng cao cơ chế giám sát, đảm bảo không để cho doanh nghiệp gian lận sản lượng, chuyển khoáng sản từ loại thuế suất cao sang thuế suất thấp…

Khoáng sản sẽ có xu thế ngày càng giữ vai trò không chủ đạo trong ngân sách Nhà nước. Trước đây, riêng nguồn thu của dầu khí đã chiếm 25-27% nguồn thu ngân sách, nay chỉ còn 11-12%, như vậy là phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá của đất nước, đảm bảo việc phát triển kinh tế không bị phụ thuộc vào tài nguyên

Nguồn: CAND


Tin khác
Thời tiết
27°C
Thống kê
6
1,763
260
10,371,217
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 83.500 85.700
SJC 73.620 75.220
Đối tác