Tài liệu chuyên ngành

Tóm tắt Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuyển khoáng Toàn quốc lần IV (phần VI)

08/12/2014 - Thứ Hai - 11:10 Lượt xem: 1

PHẦN VI: TÁI CHẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA BÙN THẢI QUẶNG SẮT

 

CN. Tạ Văn Hạnh, PGS.TS. Nguyễn Xuân Tặng, ThS. Dương Văn Nam - Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Bài báo trình bày kết quả đánh giá tác động của chất thải rắn (sít thải) phát sinh từ quá trình tuyển quặng sắt của nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang, Hà Tĩnh đến môi trường. Phân tích thành phần vật chất 2 loại mẫu cho thấy: cả hai mẫu đều có có cấp hạt -0,045mm chiếm trên 90%, hàm lượng sắt tổng chiếm 15-56%. Với khối lượng chất thải lớn và thành phần vật chất như trên dự báo sẽ gây những tác động môi trường: vỡ đập, tràn bờ bao xung quanh nhà máy, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, làm tăng độ đục của nước mặt, gây ô nhiễm đất, cản trở các hoạt động kinh tế xã hội...

 

ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỂ TÁI CHẾ VÀ SỬ DỤNG XỈ THẢI CỦA LÒ QUAY SẢN XUẤT OXYT KẼM TẠI CÔNG TY KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN 

KS. Nông Thị Hương - Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên – Vimico

Giới thiệu kết quả nghiên cứu và áp dụng công nghệ tuyển khoáng để đầu tư xây dựng dây chuyền tái chế và sử dụng xỉ thải của lò quay sản xuất oxyt kẽm thuộc Công ty CP KLM Thái Nguyên có công suất xử lý 40.000 tấn/năm xỉ thải.

 

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH DO KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRẮNG TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 

ThS. Dương Văn Nam, TS. Phan Văn Trường, CN. Nguyễn Đức Núi - Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Các hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trắng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tập trung chủ yếu tại khu công nghiệ p Mông Sơn. Bên cạnh những tác động tích cực, mang lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực, các hoạt động khai thác và chế biến đá tại đây cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội. Trên cơ sở đánh giá, dự báo các tác động môi trường, các tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

GRAPHIT VÀ KHẢ NĂNG CHẾ TẠO VẬT LIỆU XỬ LÝ Ô NHIỄM DẦU TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 

Dương Văn Nam1, Lê Thị Hải Ninh1, Bạch Long Giang2 - 1Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Đại học Nguyễn Tất Thành 

Graphit thuộc nhóm khoáng vật không cực, có tính kỵ nước rất cao nhưng lại rất dễ dàng hấp thu dầu. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu biến tính graphit làm tăng độ xốp của vật liệu, do đó làm tăng khả năng hấp thu dầu. Đây là một hướng nghiên cứu tiềm năng góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm graphit, tăng tính hiệu quả và chủ động trong công tác ứng phó các sự cố tràn dầu trên sông, biển. Tại nước ta, hướng nghiên cứu này chưa được quan tâm nghiên cứu. Báo cáo trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về chế tạo vật liệu graphit tróc nở tại Viện Khoa học Vật liệu từ nguồn graphit tự nhiên của Việt Nam ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu trong môi trường nước.

 

ĐÓNG CỦA MỎ VÀ HOÀN PHỤC MÔI TRƯỜNG 

TS. Nguyễn Đức Quý, TS. Nguyễn Văn Hạnh - Hội Tuyển khoáng Việt Nam

Báo cáo giới thiệu về nguyên nhân, nguồn tác động môi trường và đối tượng bị tác động khi đóng cửa mỏ và dự án khoáng sản ngừng hoạt động; mối liên quan giữa đóng cửa mỏ và công tác hoàn phục môi trường; mục tiêu và nguyên tắc phục hồi môi trường. Cũng giới thiệu những tiến bộ và hạn chế trong việc cải tạo và phục hồi môi trường khi đóng cửa mỏ khoáng sản ở Việt Nam. 

SỬ DỤNG TỔNG HỢP ĐÁ THẢI SAU SẢN XUẤT THAN

TS. Lưu Quang Thủy, ThS. Nguyễn Thị Mai - Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

 

Báo cáo giới thiệu một số lĩnh vực sử dụng tổng hợp đá thải sau khai thác và chế biến than trên Thế giới và ở Việt Nam, như: vật liệu san lấp, nhiên liệu trong nhà máy phát điện, sản xuất vật liệu xây dựng, thu hồi các thành phần có ích từ đá thải, cải tạo và phục hồi mỏ,… Qua đó, đề xuất phương án thu hồi: than sạch, sắt, Al2O3 và clinke từ đá thải ở Việt Nam.

 

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BỘT KẼM ÔXIT 99% ZnO TỪ DUNG DỊCH ĐIỆN PHÂN PHẾ VÀ BỘT KẼM ÔXIT 60% Zn CÓ F, Cl CAO CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN PHÂN KẼM THÁI NGUYÊN

KS. Nguyễn Thị Thu Thủy - Công ty CP Kim loại màu Thái Nguyên–Vimico

 

Trình bày kết quả nghiên cứu sản xuất bột kẽm 99% ZnO từ bột kẽm 60% Zn có F Và Cl cao và dung dịch thải điện phân bằng phương pháp hòa tách của Nhà máy điện phân kẽm Thái Nguyên. Kết quả thu được bột oxyt kẽm 99% ZnO và sản phẩm phụ Na2SO4.10H2O, đồng thời giảm thiểu nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT, NƯỚC DƯỚI ĐẤT CÁC KHU VỰC KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÙNG VEN BIỂN HÀ TĨNH

TS. Phan Văn Trường(1), ThS. Dương Văn Nam (1), KS. Lê Anh Đức(2), -(1) Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2) Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh

 

Báo cáo trình bày chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất khu vực ven biển Hà Tĩnh và nhận diện những tác động của các hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng, khai thác sa khoáng titan ven biển đến chất lượng nước.

Nguồn: vampro.vn


Tin khác
Thời tiết
34°C
Thống kê
912
1,258
933
10,356,348
Đăng ký nhận tin qua Email
Vui lòng nhập chính xác email của bạn để nhận được bản tin từ chúng tôi !
Liên kết website
Giá vàng
Đơn vị Mua vào Bán ra
DOJI 82.600 84.800
SJC 74.680 76.280
Đối tác